Sửa giấy khai sinh gốc
Sửa giấy khai sinh gốc theo ngôn ngữ pháp luật là việc cải chính giấy khai sinh. Cải chính giấy khai sinh là một thủ tục được thực hiện theo thủ tục cải chính hộ tịch, cụ thể là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin trên giấy khai sinh của cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy khai sinh và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về cải chính giấy khai sinh?
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về sửa giấy khai sinh.
1. Thẩm quyền sửa giấy khai sinh gốc
Theo Điều 7, Điều 27, Điều 46 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền cải chính giấy khai sinh được quy định như sau:
UBND cấp xã cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi;
UBND cấp huyện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước;
UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây.
2. Hồ sơ sửa giấy khai sinh gốc
* Giấy tờ phải xuất trình
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký cải chính hộ tịch.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký cải chính hộ tịch (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
* Giấy tờ phải nộp
- Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch theo mẫu.
- Giấy tờ làm căn cứ cải chính hộ tịch.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký cải chính hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
3. Thủ tục sửa giấy khai sinh gốc
Thủ tục cải chính giấy khai sinh được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014:
Người yêu cầu đăng ký cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính giấy khai sinh là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Ngoài ra, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí sửa giấy khai sinh gốc
Theo thông tư 179/2015/TT-BTC, lệ phí cải chính giấy khai sinh được quy định khác nhau tùy thuộc vào cấp cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
Tại UBND cấp xã: Không quá 15.000 đồng
Tại UBND cấp huyện: Không quá 28.000 đồng.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật, người cao tuổi.
Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 50 Luật sư chuyên về các thủ tục Hành chính trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí ban đầu.
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hành Chính
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư