Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y
Ngành y là ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người do đó chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2019 quy định người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là điều kiện bắt buộc đối với những người hành nghề y.
Chứng chỉ hành nghề y được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y được quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Chương II Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y
Người đề nghị nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y tại các cơ quan sau đây:
- Nộp hồ sơ cho Bộ Y tế nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; hoặc làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp phải nộp hồ sơ cho Sở Y tế hoặc Bộ Quốc Phòng; hoặc người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
- Nộp hồ sơ cho Sở Y tế nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Sở y tế quản lý, trừ trường hợp phải nộp hồ sơ cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng.
- Nộp hồ sơ cho Bộ Quốc phòng nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y đối với người Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp;
e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Bảo sao văn bằng chuyên môn;
c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
d) Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
đ) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
e) Phiếu lý lịch tư pháp;
g) Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục thẩm định hồ sơ và thông báo sau khi thẩm định theo các nội dung như nêu trên. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
d) Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, để đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì người hành nghề cần thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y theo các nội dung như nêu trên.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối liên quan đến việc xin giấy phép? Hơn 600 Luật sư chuyên về giấy phép và tư vấn Doanh nghiệp trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí tại đây.
TÊN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Thành lập doanh nghiệp nhà nước
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư