TƯ VẤN MUA NHÀ Ở XÃ HỘI CHUẨN MỚI NHẤT
Các dự án nhà ở xã hội luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân. Chính xác thì nhà ở xã hội là gì? Có phải ai cũng mua được nhà ở xã hội hay không? Hãy cùng iLAW tìm hiểu ngay về khái niệm này!
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là mô hình nhà ở thuộc quyền sở hữu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các dự án nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước nên giá thành thường thấp hơn so với các dự án bất động sản thông thường.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội. Chỉ những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở mới có thể mua nhà ở xã hội.
Những ai có thể mua nhà ở xã hội?
Như đã đề cập phía trên, không phải ai cũng có thể mua nhà ở xã hội như khi mua nhà ở thương mại thông thường. Cụ thể, các đối tượng sau đây sẽ được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội:
+ Điều kiện cần:
Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
Đối tượng 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
+ Điều kiện đủ:
Chưa sở hữu nhà ở, đất ở tại TP.HCM
Thu nhập không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên. Nếu đã có gia đình, cả vợ và chồng đều phải không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.
Phải có Sổ hộ khẩu, hoặc KT3 hoặc có xác nhận tạm trú trên 1 năm tại TP.HCM
Trong trường hợp không có Sổ hộ khẩu, cần phải có thêm Hợp đồng lao động trên 1 năm, và Xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội tại TP.HCM trên 1 năm
Cần lưu ý gì khi mua nhà ở xã hội 2020
- Tuy nhà ở xã hội được trợ giá và bán với mức giá vô cùng hấp dẫn nhưng không phải ai cũng yêu thích hình thức mua nhà này. Bởi, khi cần tiền để xoay sở cho các công việc cá nhân hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng nhà, việc bán lại nhà cũng gặp nhiều khó khăn. Bạn cần tìm đúng các đối tượng được phép mua nhà ở xã hội để bán lại. Tệp khách hàng này rất nhỏ, thường mất rất lâu mới tìm được đối tượng mua nhà.
- Ngoài ra, trước khi mua nhà ở xã hội, cần lưu ý rằng mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được mua nhà ở xã hội một lần duy nhất. Do đó, trước khi mua nhà, cần cân nhắc thật kỹ các vấn đề liên quan như tài chính, vị trí nhà ở, an ninh khu vực…
- Theo quy định pháp luật hiện hành, hiện nay cá nhân, hộ gia đình không được phép sử dụng nhà ở xã hội đã mua để mang ra thế chấp. Trường hợp duy nhất có thể sử dụng nhà ở xã hội để thế chấp là khi người mua thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua chính căn nhà ở xã hội đó.
- Người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng nhà trong vòng 5 năm tính từ thời điểm người mua đã hoàn tất số tiền mua trong hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu trong 5 năm này, người mua có nhu cầu bán lại nhà thì chỉ có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đó hoặc các đối tượng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội khác.
4. Điều kiện mua bán nhà ở xã hội mà chủ đầu tư phải đáp ứng
Điều 63 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện mua bán nhà ở xã hội như sau:
Đối với nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng;
b) Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
c) Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn.
Đối với nhà ở xã hội có sẵn phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
a) Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;
b) Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn;
c) Nhà ở có đủ điều kiện quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 118 của Luật nhà ở 2014.
Ngoài ra, việc mua bán nhà ở xã hội còn được thực hiện theo các quy định khác nêu tại Điều 19, 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP
Với những chia sẻ từ iLAW, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua nhà ở xã hội. Chúc bạn có một căn nhà như ý, phù hợp nhất với mình!
Kim Dung
Bài viết của tác giả dành riêng cho iLAW
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Đất Đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư