Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Để biết đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, cần tìm hiểu như thế nào là người nộp thuế và thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014) (“Luật thuế TNDN”).
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về thuế thu nhập doanh nghiệp với 100+ Luật sư.
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Không phải tất cả các khoản thu nhập của doanh nghiệp đều phải đóng thuế mà chỉ có những loại thu nhập được quy định tại Điều 3 Luật thuế TNDN mới được tính vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
Như vậy, đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là người nộp thuế có phát sinh thu nhập chịu thuế như các quy định nêu trên.
HỎI: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi tặng quần áo như thế nào?
THƯA LUẬT SƯ! Công ty tôi là doanh nghiệp hàn quốc, xây dựng ở thanh hóa, chuyên may quần áo theo đơn hàng của các khách hàng như GAP, TAGET... và xuất khẩu đi châu Âu. hiện nay khách hàng của công ty chúng tôi, muốn trao tặng cho bà con miền trung, và các vùng khó khăn trên trên địa bàn việt nam, vậy số hàng này có cần nộp thuế VAT không ạ, theo MTTQ Tỉnh, nếu nhận số hàng này của khách hàng công ty tôi, thì bên khách hàng phải mất thuế mới được cho tặng, như vậy có đúng không ạ! rất mong các luật sự giải đáp! xin cảm ơn |
Luật sư NGUYỄN THANH HẢI tư vấn về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi tặng cho quần áo
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
Như vậy, khi công ty của bạn muốn biếu tặng quần áo cho bà con miền trung thì phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai nộp thuế bình thường.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về Thuế? Hơn 100 Luật sư chuyên về Thuế trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Lĩnh vực Thuế
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư