Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hay còn gọi là đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu giúp cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu có đủ cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và lợi ích của mình liên quan đến thương hiệu theo quy định pháp luật. Thương hiệu là cách gọi thông thường của mọi người đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Do đó, trong phạm vi bài viết này đăng ký sở hữu trí tuệ tên thương hiệu được hiểu là đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật. Sau đây là các quyền của chủ sở hữu thương hiệu theo quy định của Khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng thương hiệu
Theo Khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu, chủ sở hữu được quyền:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu sẽ giúp chủ sở hữu ngăn chặn các hành vi xâm phạm của đối thủ như làm giả, làm nhái thương hiệu của mình. Theo đó, chủ sở hữu đã đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Quyền định đoạt thương hiệu
Quyền định đoạt thương hiệu của chủ sở hữu được quy định tại Chương X Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó bao gồm: (i) chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu, là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác; và (ii) chuyển quyền sử dụng thương hiệu, là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng thương hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Như vậy, từ các quyền nêu trên có thể thấy rằng để có thể khai thác tối đa các lợi ích của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần dành sự quan tâm và thời gian để đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu của mình. Bởi suy cho cùng, đây chính là những giá trị tài sản vô hình có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch, chiến lược kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu của mình? Hơn 50 Luật sư chuyên về thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế và các lĩnh vực Sở hữu trí tuệ trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư phù hợp và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
TIN LIÊN QUAN:
Đăng ký tên thương hiệu
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư