Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Mai Tiến Dũng. Luật sư Mai Tiến Dũng là Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Practical Law - Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội. Luật sư Mai Tiến Dũng còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, chuyên viên Thừa phát lại, Chuyên viên công chứng, Phóng viên của Tạp chí Người cao tuổi, Chuyên gia môi giới bất động sản cao cấp.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa cá nhân, thương nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
2. Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là cá nhân hoặc thương nhân nhưng it nhất một bên chủ thể phải là thương nhân - tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân được chia thành hai loại là
- Thương nhân Việt Nam là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm ba hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty liên doanh.
3. Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Căn cứ vào chủ thể của hợp đồng, hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm:
- Hợp đồng đầu tư kinh doanh có yếu tố nước ngoài
- Hợp đồng đầu tư kinh doanh không có yếu tố nước ngoài.
4. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mặc dù, các chủ thể của hợp đồng có thể tự do thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, nhưng trong hợp đồng bắt buộc phải có những nội dung sau đây:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
5. Làm như thế nào để viết được một hợp đồng hợp tác kinh doanh đúng quy định của pháp luật?
Khi viết hợp đồng hợp tác kinh doanh, chủ thể cần đặc biệt lưu ý đến các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm giúp các chủ thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng các bên không phải thành lập tổ chức kinh tế riêng, do đó, các bên phải thỏa thuận dùng con dấu của một bên trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh. Điều này dẫn đến sự gia tăng trách nhiệm của một bên cũng như làm giảm sự chủ động của một hoặc một số bên của hợp đồng. Như vậy, khi thỏa thuận nội dung của hợp đồng, các bên cần thỏa thuận cụ thể và chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh.
6. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chịu sự điều chỉnh chủ yếu của những quy định pháp lý nào?
Bộ luật dân sự 2015;
Luật thương mại 2005.
Nếu cần tư vấn về luật kinh tế, bạn có thể liên hệ Luật sư Mai Tiến Dũng theo thông tin sau:
- Công ty Luật TNHH Practical Law
- Điện thoại: 0913 506 527
- Trụ sở chính: Tầng 14, toà nhà ZenTower- số 12 đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
- Chi nhánh tại TP Đà Lạt: số D5 khu quy hoạch Bà Triệu, Phường 4 ,Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: tầng 10, Toà nhà Pax Sky, 51 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh tại Nha Trang-Khánh Hoà: Số 11A đường A2 Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Số:_____________
Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:
Bên A: [Tên đăng ký]
Trụ sở chính: […]
GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]
Điện thoại: […] Fax: […]
Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]
Bên B: [Tên đăng ký]
Trụ sở chính: […]
GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]
Điện thoại: […] Fax: […]
Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]
Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung hợp tác
1.1. Bên A và Bên B đồng ý cùng nhau hợp tác kinh doanh […]
1.2. Địa điểm hợp tác: […]
Điều 2. Thời hạn hợp tác
Thời hạn hợp tác là […] tháng/năm kể từ ngày […]. Thời hạn hợp tác có thể được rút ngắn hoặc kéo dài theo thỏa thuận của hai Bên.
Điều 3. Vốn hợp tác và tiến độ hợp tác
3.1 Vốn hợp tác
3.1.1. Bên A góp vốn hợp tác bằng […]
3.1.2. Bên B góp vốn hợp tác bằng […]
(Các Bên có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,… Thể hiện cụ thể số tiền mà mỗi bên góp vốn hoặc liệt kê cụ thể các tài sản mà các bên góp)
3.2 Tiến độ góp vốn
- […]
- […]
3.3. Nguyên tắc tài chính
Các Bên cam kết tuân thủ mọi nguyên tắc tài chính kế toán có liên quan theo quy định của pháp luật và đồng ý rằng các Bên cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất kỳ khoản phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến việc vi phạm hợp đồng từ hoạt động hợp tác.
Điều 4. Phân chia lợi nhuận
4.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ được chia theo tỉ lệ sau:
- Bên A hưởng: […] %
- Bên B hưởng: […] %
Tỉ lệ phân chia có thể được thay đổi tùy từng giai đoạn theo thỏa thuận của các Bên.
4.2. Lợi nhuận được phân chia là khoản tiền còn lại sau khi đã trừ các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4.3. Thời điểm phân chia lợi nhuận: […]
Điều 5. Cơ chế điều hành và giám sát
Hai Bên nhất trí thành lập Ban điều hành và giám sát hoạt động kinh doanh bao gồm […] người, trong đó Bên A cử […] người, Bên B cử […] người với thông tin của người tham gia Ban điều hành như sau:
- Đại diện Bên A: […] Chức vụ: […]
- Đại diện Bên B: […] Chức vụ: […]
(Trường hợp hai Bên thỏa thuận giao cho một Bên thực hiện việc kinh doanh thì bỏ nội dung này)
Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm Hợp Đồng
Nếu một Bên vi phạm Hợp đồng này, Bên bị vi phạm sẽ gửi văn bản yêu cầu Bên vi phạm khắc phục. Nếu Bên vi phạm không khắc phục hoặc không thể khắc phục vi phạm đó trong thời theo yêu cầu của Bên bị vi phạm kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị vi phạm, Bên vi phạm phải chịu phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp Đồng bị vi phạm và chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh do hành vi của Bên vi phạm.
Điều 7. Bảo mật
Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
Điều 8. Bất khả kháng
8.1 Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.
8.2 Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:
8.2.1 Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và
8.2.2 Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và
8.2.3 Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Các Bên
9.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A
9.1.1. Góp vốn theo đúng thời hạn đã thỏa thuận;
9.1.2. Cam kết có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản góp vốn. Trường hợp Bên A vi phạm quy định này, Bên A có trách nhiệm góp vốn lại bằng tài sản khác với giá trị tương đương, đồng thời chịu mọi trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ này;
9.1.3. Cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh mà Bên A chịu trách nhiệm thực hiện;
9.1.4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp một trong hai Bên bị phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại cho Bên thứ 3 liên quan đến nội dung hợp tác;
9.1.5. Nhận khoản lợi nhuận theo thỏa thuận đúng hạn;
9.1.6. […]
9.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B
9.2.1. Góp vốn theo đúng thời hạn thỏa thuận;
9.2.2. Cam kết có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản góp vốn. Trường hợp Bên B vi phạm quy định này, Bên B có trách nhiệm góp vốn lại bằng tài sản khác với giá trị tương đương, đồng thời chịu mọi trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ này;
9.2.3. Cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh mà Bên B chịu trách nhiệm thực hiện;
9.2.4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp một trong hai Bên bị phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại cho Bên thứ 3 liên quan đến nội dung hợp tác;
9.2.5. Nhận khoản lợi nhuận theo thỏa thuận đúng hạn;
9.2.6. […]
Điều 10. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng
10.1 Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […].
10.2 Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:
10.2.1. Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.
10.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.
10.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, địa điểm tiến hành giải quyết bằng trọng tài là thành phố Hồ Chí Minh. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).
Điều 12. Điều khoản chung
12.1 Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
12.2 Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.
12.3 Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.
12.4 Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về Hợp đồng? 600 Luật sư chuyên về Hợp đồng, kinh doanh và Doanh nghiệp trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư ấy để được tư vấn miễn phí.
TÊN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư