Nội dung Luật Doanh nghiệp 2014 - Có hiệu lực thi hành năm 2021
Với mục tiêu phát triển nền kinh tế Việt Nam và có thể đồng hành với các cường quốc trên thế giới, Luật Doanh nghiệp được ban hành để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Vậy những điểm mới nổi bật đó là gì? Và nội dung mới có tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp?
Luật Doanh nghiệp có nhiều tác động đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp
Nội dung Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm 10 chương, với các nội dung chính sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Thành lập doanh nghiệp
Chương III: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Chương IV: Doanh nghiệp nhà nước
Chương V: Công ty cổ phần
Chương VI: Công ty hợp danh
Chương VII: Doanh nghiệp tư nhân
Chương VIII: Nhóm công ty
Chương IX: Tổ chức lại, phá sản và giải thể doanh nghiệp
Chương X: Tổ chức thực hiện
Như vậy, có thể thấy xuyên suốt quá trình từ khi thành lập đến giải thể, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014.
Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2014
Loại bỏ quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Những nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp năm 2005 sẽ được bãi bỏ. Thay vào đó, Điểm c Khoản 4 Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư rồi sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp.
Bổ sung quy định về Phiếu lý lịch tư pháp
Điểm e Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 đã bổ sung một nội dung mới về Phiếu lý lịch tư pháp: “Trường hợp Cơ quan Đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”.
Làm rõ khái niệm “thu lợi riêng”
Các trường hợp không có quyền góp vốn, mua cổ phần hay mua phần vốn góp đều được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, điểm mới của Luật Doanh nghiệp hiện hành là đã có quy định chi tiết hơn để làm rõ khái niệm thế nào là thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Các trường hợp đặc biệt này bao gồm: cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân có sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn và một số đối tượng khác theo quy định của luật cán bộ, công chức. Theo đó, Khoản 4 Điều 18 quy định:
“4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.”
Việc giải thích từ ngữ trong điều luật là cách để người đọc có cái nhìn thống nhất hơn về những nội dung, những khái niệm có nhiều cách hiểu.
Những thay đổi tích cực của Luật Doanh nghiệp 2014
Thay đổi thời hạn góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định thống nhất về thời hạn thành viên phải góp vốn phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Cụ thể:
“Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp….”
Thay đổi tỷ lệ tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
Tại Khoản 1, 2 Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”.
Đến Luật Doanh nghiệp 2014, tỷ lệ trên đã thay đổi, từ 65% xuống 51% và từ 51% xuống 33% (Theo quy định tại Điều 141)
Dịch vụ tư vấn Luật Doanh nghiệp từ Luật sư trên Công ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh
Đến với Công ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các Luật sư uy tín
Tư vấn Luật Doanh nghiệp là điều mà nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Luật Doanh nghiệp 2021, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã được thông qua, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Hiện nay, Công ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh được đánh giá là cổng thông tin tìm kiếm Luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách hàng sẽ được cung cấp thông tin về các Luật sư, về các lĩnh vực đặc biệt là các nội dung trong Luật Doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Để được tư vấn, tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về những nội dung có trong luật, nghị định,... Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh ngay hôm nay.
Mọi thắc mắc khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (028) 7303 2868 hoặc qua email cskh@i-law.vn
Lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư