Thủ tục ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Luật sư tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân. LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
1. Lập Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để ủy quyền thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần lập hợp đồng ủy quyền theo các quy định tại Mục 13 Chương XVI Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Phạm vi ủy quyền có thể bao gồm ủy quyền ký hợp đồng, thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước,....
2. Công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng ủy quyền được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Luật Công chứng 2014.
2.1. Trường hợp các bên tự soạn thảo hợp đồng
Thủ tục công chứng được thực hiện theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền cho công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu công chứng;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
d) Dự thảo hợp đồng ủy quyền do người yêu cầu công chứng soạn;
e) Các giấy tờ liên quan khác.
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
Bước 4: Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Bước 6: Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ công chứng để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
2.2 Trường hợp yêu cầu công chứng viên soạn thảo hợp đồng
Thủ tục công chứng được thực hiện theo Điều 41 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu công chứng;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
d) Các giấy tờ liên quan khác.
Bước 2, 3, 4: tương tự trường hợp người yêu cầu tự soạn thảo hợp đồng như nêu trên. Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, để ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên cần lập hợp đồng ủy quyền và công chứng hợp đồng theo các nội dung như nêu trên.
Nếu cần tư vấn luật Đất đai, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
Lĩnh vực Đất Đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư