Tội sỉ nhục người khác bị xử phạt như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân. LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
Sỉ nhục (hay làm nhục) người khác là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền của con người đối với danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành. Nhằm bảo vệ một trong những quyền quan trọng nhất của công dân, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự) về tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên, cấu thành tội phạm của tội này như sau:
1. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy theo quy định trên, đối với tội làm nhục người khác, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm.
2. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội làm nhục người khác là danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội này là nhân phẩm, danh dự của người khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là hành vi được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động (dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng xã hội,...) nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa,... Người thực hiện hành vi làm nhục người khác với mong muốn cho người bị hại cảm thấy bị nhục nhã. Việc cảm thấy nhục nhã có thể bị tác động bởi nhiều cách thức khác nhau như bản thân người bị hại tự cảm thấy nhục hoặc vì sự đánh giá của xã hội.
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi đó lại cấu thành một tội riêng thì tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi này là được thực hiện một cách công khai và trước nhiều người.
b) Hậu quả
Đối với tội làm nhục người khác, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành nên tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định như thế nào là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác lại là một vấn đề phức tạp, bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhận thức và cảm nhận của mỗi người. Có thể đối với cùng một hành vi nhưng có người thấy bình thường, có người lại cảm thấy bị làm nhục. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào ý thức, nhận thức của người phạm tội và người bị hại thì chưa đủ để xác định hành vi đó có phạm tội hay không mà còn cần kết hợp với một số yếu tố khác như trình độ nhận thức, phong tục tập quán, địa vị xã hội, dư luận xã hội,... Trong đó dư luận xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người đó.
4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội khi thực hiện hành vi làm nhục người khác nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Tội làm nhục người khác được thực hiện do cố ý, nghĩa là người phạm tội ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Động cơ của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có thể là để trả thù chính người bị hại hoặc người thân của họ, để thỏa mãn thú vui,... Do đó, tội làm nhục người khác không có trường hợp do vô ý.
Nếu cần tư vấn luật Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
HỎI: BỊ SỈ NHỤC ĐE DOẠ THÌ PHẢI LÀM SAO?
Chào luật sư. Cháu năm nay 17t cháu bị 1 người xúc phạm danh dự cháu và đe dọa cháu trên mạng xã hội lấy hình ảnh cháu tung lên cháu bị ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hiện tại của cháu người đó còn đe dọa cháu gửi qua tin nhắn cháu có bằng chứng đầy đủ mong luật sư giúp cháu vụ việc này ạ.
1. Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn trường họp bị sỉ nhục đe doạ thì phải làm sao:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
- Về vấn đề quy cứu trách nhiệm hình sự:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm....."
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình... Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
Sau khi tiếp nhận tin báo của, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh với sự việc của bạn. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Nếu sau khi điều tra xác minh thấy không có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
2. Luật sư Nguyễn Thanh Hải tư vấn trường hợp bị sỉ nhục đe doạ thì phải làm sao:
Chào bạn,
Sự việc bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Bạn nên trao đổi sự việc với người lớn trong gia đình: bố, mẹ, người bảo trợ,..
Tập hợp bằng chứng làm đơn tố cáo hành vi xúc phạm gửi cơ quan công an để được xử lý và bảo vệ cho bạn nhé;
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Tội chửi bới lăng mạ người khác
Lĩnh vực Hình Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư