MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI THỪA KẾ - DI CHÚC MỚI NHẤT
Chia di sản thừa kế là nội dung nằm trong chế định thừa kế của Bộ Luật Dân sự Việt Nam. Qua từng thời kỳ của xã hội việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ, các quyền và nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó sẽ phát sinh thêm nhiều yếu tố dẫn đến tranh chấp. Chính vì thế, iLAW sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục khiếu nại về vấn đề trên cũng như mẫu đơn khiếu nại thừa kế - di chúc qua bài viết sau đây:
1. Khái niệm khiếu nại và di sản thừa kế:
Di sản thừa kế được hiểu là phần tài sản của người chết. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Gồm có 02 loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Bên cạnh đó, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được đơn khiếu nại, chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không, sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.
2. Thời hiệu thừa kế:
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cụ thể tại Điều 623 về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Và một số trường hợp giải quyết di sản không có người thừa kế đang quản lý di sản.
Quy định trên nhằm tránh trường bất cập như trước đây là có nhiều tài sản thừa kế đang bị tranh chấp nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên người thừa kế tài sản không thể đăng ký quyền sở hữu.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 của Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về chia thừa kế thuộc về các cơ quan sau (tùy theo trường hợp cụ thể) bao gồm:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Giám đốc sở và cấp tương đương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ trưởng
4. Trình tự thực hiện thủ tục khiếu nại:
4.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu:
Căn cứ theo Điều 7, Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn khiểu nại là 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền. Theo đó. người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Tổ chức đối thoại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
4.2. Giải quyết khiếu nại lần hai:
Căn cứ theo Điều 7, Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn giải quyết 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Theo đó, người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai.
Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai.
Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
5. Thủ tục khiếu nại chia thừa kế được điều chỉnh bởi:
Bộ Luật Dân sự 2015;
Luật Khiếu nại 2011.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/V Chia thừa kế)
Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân xã/phường ……
Tôi là:............................................................................................... Sinh năm.
Trú tại:................................................................................................................
Điện thoại nhà riêng.............................Cơ quan...............................Di động.
Tôi làm đơn này khởi kiện: (Chia thừa kế đối với)
Họ tên:.............................................................................................. Sinh năm.
Trú tại:................................................................................................................
Điện thoại: Nhà riêng.............................Cơ quan...............................Di động......................
NỘI DUNG VỤ VIỆC:
(Trình bày họ tên bố mẹ, chết ngày, tháng, năm nào. Bố mẹ sinh được bao nhiêu người con, địa chỉ nơi ở? Nếu có người nào đã chết thì khai thêm vợ hoặc chồng và các con của người đó). Bố mẹ chết có để lại di chúc không? Nếu có di chúc thì ghi nội dung chủ yếu của di chúc)
Tài sản của bố mẹ để lại gồm những gỉ? Miêu tả rõ hiện trạng tài sản giá trị tài sản theo giá trị thị trường hiện tại? Tài sản hiện do ai quản lý sử dụng?
YÊU CẦU CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI
Ghi rõ yêu cầu cụ thể, chi tiết: mối quan hệ giữa người kiện và người bị kiện, nguồn gốc tài sản, quá trình giao dịch thỏa thuận, sự vi phạm của người bị kiện, quá trình tự giải quyết hoặc chính quyền hòa giải).
Qua trên, là một số thông tin quan trọng về thủ tục khiếu nại chia thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng iLAW đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan về thủ tục này.
Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:
Các con riêng của bố bạn không còn quyền để khởi kiện yêu cầu chia di sản nữa. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản.
Bố bạn mất năm 1988 đến nay đã hơn 30 năm nên khi hết thời hạn trên di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Hơn nữa, trước đó hộ gia đình bạn đã được Nhà nước cấp sổ đỏ nên được Nhà nước công nhận toàn quyền sử dụng đối với mảnh đất đó.
Luật sư Nguyễn Định Tường.
THÔNG TIN LIÊN QUANLĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư