Giám định chữ ký tranh chấp dân sự và tố cáo phỉ báng như thế nào?
Hiện tôi làm trong ngành xây dựng, có làm 1 số biên bản bàn giao vật tư và biên bản xác nhận khối lượng công việc với đội thi công, nhưng đội thi công lại không đồng ý 1 số biên bản vì cho rằng bên tôi làm giả chữ ký.nên tôi muốn giám định chữ ký và bắt bên đội thi công bồi thường danh dự cho tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn lộ trình từ phía Luật sư.Xin chân thành cảm ơn!
2 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Luật sư 11 trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 592 BLDS
2015 về thiệt hại do danh dự, nhân thẩm, uy tín bị xâm phạm, cụ thể như:
“Thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối
đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Việc xác định bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thực hiện theo Điều 9 Nghị định
02/2022/NĐ-CP:
“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn
phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị
thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo
giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan
chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc
của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc
phục thiệt hại (nếu có).
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút được xác định như sau:
a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để
hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị
giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
đó;
b) Việc xác định thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.”
Như vậy, trường hợp bạn bị xâm phạm về danh dự nhân phẩm thì bạn có thể căn cứ vào
các quy định trên để xác định thiệt hại xảy ra để yêu cầu bồi thường theo quy
định pháp luật tại Tòa án có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều
102 Bộ luật dân sự 2015, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường
hợp sau:
“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án
trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án
trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu
giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi
xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết
định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối
tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận
của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám
định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương
sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết
luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp
trình bày về các nội dung cần thiết.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng
kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong
trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám
định tư pháp.”
Do đó, để được giải đáp, tư vấn lộ trình một cách cụ thể chi tiết và tối ưu nhất quyền lợi của
mình. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây.
Trân trọng !
Hi vọng nội dung tư vấn có thể giúp ích được
cho bạn
Thông tin liên hệ:
Công Ty Luật TNHH Luật Sư 11
Số điện thoại: 091.443.1086 - 08.7777.9981
Địa chỉ: 120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận
1, TP.HCM
Email: tuan.lawyer86@gmail.com
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Luật sư 11 trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 592 BLDS
2015 về thiệt hại do danh dự, nhân thẩm, uy tín bị xâm phạm, cụ thể như:
“Thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối
đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Việc xác định bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thực hiện theo Điều 9 Nghị định
02/2022/NĐ-CP:
“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn
phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị
thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo
giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan
chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc
của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc
phục thiệt hại (nếu có).
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút được xác định như sau:
a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để
hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị
giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
đó;
b) Việc xác định thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này.”
Như vậy, trường hợp bạn bị xâm phạm về danh dự nhân phẩm thì bạn có thể căn cứ vào
các quy định trên để xác định thiệt hại xảy ra để yêu cầu bồi thường theo quy
định pháp luật tại Tòa án có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều
102 Bộ luật dân sự 2015, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường
hợp sau:
“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án
trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án
trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu
giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi
xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết
định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối
tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận
của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám
định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương
sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết
luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp
trình bày về các nội dung cần thiết.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng
kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong
trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám
định tư pháp.”
Do đó, để được giải đáp, tư vấn lộ trình một cách cụ thể chi tiết và tối ưu nhất quyền lợi của
mình. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây.
Trân trọng !
Hi vọng nội dung tư vấn có thể giúp ích được
cho bạn
Thông tin liên hệ:
Công Ty Luật TNHH Luật Sư 11
Số điện thoại: 091.443.1086 - 08.7777.9981
Địa chỉ: 120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận
1, TP.HCM
Email: tuan.lawyer86@gmail.com
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư