Muốn giành lại quyền nuôi con
Thưa luật sư .tôi đã ký hôn được 5 năm trong giấy to lúc đó tôi có ghi cho ngươi chồng nuôi con và tôi cô ghi la cấp dưỡng 1t5 nhưng tôi k co cấp dưỡng vì k có điều kiên đê cấp dưỡng. Nhưng nay chồng tôi đa có gd va xắp có con.tôi muôn dành lai quyên nuôi con có được k ạ .
4 Luật sư trả lời
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Quy định:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
1. Trong trường
hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều
này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có
thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của
con;
b) Người trực
tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con.
3. Việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở
lên.
4. Trong trường
hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án
quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường
hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích
của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi con:
a) Người thân
thích;
b) Cơ quan quản
lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản
lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
Như vậy, từ thông tin bạn đã cung cấp, thì muốn thay đổi người
trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì bạn có thể căn cứ vào việc chồng của bạn
không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
khi sắp có gia đình mới nên không thể quan tâm chăm sóc con.
Để được
tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp ly hôn, bạn cần chuẩn bị
những thủ tục sau:
– Đơn yêu cầu thay đổi
người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
– Quyết định ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh
nhân dân (bản sao y);
– Giấy khai sinh của con
(bản sao y);
– Các tài liệu chứng minh
cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, bạn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN THAM KHẢO MÀ BÊN TÔI ĐÃ HỖ TRỢ CHO BẠN
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, tham khảo cũng như cần luật sư hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Cộng Đồng Vạn Tín:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
122/46/20 Bùi Đình Túy, phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Văn phòng tiếp khách tại:
07 nguyễn Văn Thủ (lầu 1), Phương Đa Kao, Quận 1, Tphcm
Luật sư Nhàn 0968605706/0909257165
Anh/ chị vui lòng báo trước lịch hẹn 24h và đóng phí tư vấn trực tiếp.
Trân trọng.
Luật sư Phạm Thị Nhàn
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Cộng Đồng Vạn Tín
Luật sư Phạm Thị Nhàn.
Chào bạn!
Nếu muốn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con bạn phải có căn cứ theo quy định của pháp luật. Nếu con bạn đang ở với chồng cũ của bạn phát triển ổn định, bình thường thì bạn rất khó để thay đổi bạn nhé.
Luật sư Phạm Đức Huy.
Chào chị,
Về câu hỏi của chị, Luật sư tư vấn như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Khoản 1);
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây (Khoản 2):
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 84 qui định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Căn cứ qui định của pháp luật nêu trên thì chị có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ chồng cũ của chị sang chị. Đồng thời chị phải cung cấp được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị là có căn cứ pháp luật (cụ thể là một trong hai căn cứ nêu tại Khoản 2 Điều 8 nêu trên). Quá trình thụ lý, giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng của con chị khi cháu bé từ đủ 07 tuổi trở lên.
Về vấn đề chị hỏi thêm, chị có quyền khởi kiện tại Tòa án tại thành phố hay không, trong trường hợp con chị có hộ khẩu tại thành phố, nhưng cháu bé và cha của cháu đang sống ở quê (câu hỏi chị gửi ngày 23/6/2021). Luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ qui định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện của chị là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang thực tế cư trú (Tức là Tòa án nơi chồng cũ của chị đang thực tế cư trú). Do vậy, khi khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con thì chị phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng cũ của chị đang thực tế cư trú tại quê.
Tuy nhiên, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chị và chồng cũ của chị có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của chị (nguyên đơn), tức Tòa án thành phố giải quyết. Như vậy, chị chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án thành phố nơi chị cư trú giải quyết vụ án khi và chỉ khi chồng cũ của chị và chị thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án thành phố giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư.
Trân trọng.
Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN.
Chào chị
Theo pháp luật quy định nếu chồng chị vi phạm các nghĩa vụ nuôi con, thì chị có thể giành lại quyền nuôi con của mình. Nếu con được 7 tuổi trở lên thì phải hỏi nguyện vọng của con, ngoài ra chị cần phải có đủ các điều kiện về kinh tế và tinh thần để đảm bảo được giành quyền nuôi con.
Để được tư vấn cụ thể hơn, anh/chị gọi cho Ls Tòng theo SĐT sau đây nhé: 0923 223 756.
Luật sư Nguyễn Văn Tòng.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư