iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Tư vấn pháp luật
      • Bài viết pháp luật
        • Câu hỏi pháp luật
          • Biểu mẫu
          • Dịch vụ pháp lý
          • Đặt câu hỏi miễn phí
          • Đăng nhập
          Bài viết pháp luật
          1. Bài viết pháp luật
          2. Hành Chính  
          3. Mất chứng minh nhân dân có làm thủ tục nhập hộ khẩu được không?
          18/09/2020

          Mất chứng minh nhân dân có làm thủ tục nhập hộ khẩu được không?

          Mất chứng minh nhân dân có làm thủ tục nhập hộ khẩu được không?

          Việc làm mất chứng minh nhân dân không làm ảnh hưởng đến việc làm thủ tục nhập khẩu nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.

          Em chào luật sư ạ. Cho em hỏi là nếu mình mất chứng minh nhân dân thì mình có làm được thủ tục nhập hộ khẩu được không ạ? Và nếu nhập hộ khẩu được thì mình có xin cấp lại chứng minh nhân dân nơi nhập hộ khẩu mới được không ạ?

          Luật sư tư vấn: Nguyễn Hòa Thuận

          Chào bạn!
          Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

          Cơ sở pháp lý:
          Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2013

          Thứ nhất, Bạn mất chứng minh nhân dân thì mình có làm được thủ tục nhập hộ khẩu được không?
          Căn cứ vào Điều 21 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013 có quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
          “Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú
          1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
          a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
          b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
          2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
          a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
          b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
          c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
          3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

          Trong hồ sơ đăng ký thường trú không bao gồm chứng minh nhân dân. Do vậy, việc bạn làm mất chứng minh nhân dân sẽ không ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên. Bạn có thể mang sổ hộ khẩu của bạn cùng các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thường trú để làm thủ tục nhập khẩu.


          Thứ hai, bạn có được cấp chứng minh nhân dân nơi nhập khẩu mới được không?
          Vì trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ là bạn chuyển hộ khẩu từ tỉnh (thành phố) nào? Và nhập hộ khẩu vào tỉnh (thành phố) nào? Nên chúng tôi chỉ giải đáp thắc mắc của bạn theo quy định chung của pháp luật.

          Căn cứ Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 2013 về chứng minh nhân dân quy định về đổi, cấp lại chứng minh nhân dân như sau:
          “Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
          1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
          a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
          b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
          c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
          d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
          e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
          2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. »
          Trường hợp của bạn thì bạn được  xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân khi không thuộc các đối tượng tạm thời chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân.
          “Điều 4. Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân
          1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
          2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

          Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân.”
          Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
          Trân trọng ./.

          Lê Thị Kim Soa
          Luật sư: Lê Thị Kim Soa
          Ads

          6 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.4  

        • Gọi

        • 0979807477

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Tạ Thị Bích Thuận
          Luật sư: Tạ Thị Bích Thuận
          Ads

          10 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.1  

        • Gọi

        • 0916211285

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Phạm Thị Thanh Nga
          Luật sư: Phạm Thị Thanh Nga
          Ads

          30 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.2  

        • Gọi

        • 0972586988

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ

            Lĩnh vực Hành Chính

            1. Di trú
            2. Hộ tịch
            3. Khởi kiện hành chính
            4. Nghĩa vụ quân sự

            Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


            Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

            Đặt câu hỏi

            - hoặc -

            Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

            Tìm kiếm luật sư

            Duyệt tìm Luật sư

            • Theo lĩnh vực
            • Theo tỉnh thành

                Đánh giá (Rating) của iLAW

                1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

                iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

                2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kinh nghiệm và bằng cấp

                Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

                Thành tựu trong nghề nghiệp

                Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

                Danh tiếng và uy tín trong nghề

                Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

                Đóng góp cho nghề

                Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

                Đóng góp cho cộng đồng

                Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

                3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

                10 - 9.0: Xuất sắc 

                8.9 - 8.0: Rất tốt 

                7.9 - 7.0: Tốt 

                6.9 - 6.0: Trung bình

                • Về chúng tôi
                • Điều khoản sử dụng
                • Dành cho người dùng
                • Dành cho Luật sư
                • Chính sách bảo mật
                • Nội quy trang Nhận xét
                • Đánh giá của iLAW

                Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

                Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

                Điện thoại: (028) 7303 2868

                Email: cskh@i-law.vn

                GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

                iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

                © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019