Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc để một doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại. Vậy, khi thực hiện thủ tục này, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý những gì?
Thứ nhất, về điều kiện thành lập: theo quy định của pháp luật, để thành lập doanh nghiệp cần thỏa mãn toàn bộ các điều kiện sau:
- Điều kiện về người thành lập và quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung, mọi tổ chức, cá nhân khác đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các ngành nghề có thể được chia thành 03 nhóm: (i) ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; (ii) ngành nghề kinh doanh thông thường; (iii) ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề không thuộc trường hợp bị cấm đầu tư kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký là được hoạt động trong ngành nghề đó, tuy nhiên có một số ngành nghề có yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì mới được hoạt động ví dụ như điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, phòng cháy chữa cháy,... Các điều kiện này được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. (Xem thêm bài viết Điều kiện thành lập doanh nghiệp)
Thứ hai, về việc chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ khác nhau. Nếu hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng và hợp lệ thì sau 03 ngày làm việc, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Xem thêm bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới)
Thứ ba, về các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp: hiện nay, để khuyến khích hoạt động kinh doanh, thương mại, các doanh nghiệp được chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Một trong những đặc trưng của cơ chế này là pháp luật cho phép sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khác như góp đủ số vốn góp, điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,... để được chính thức hoạt động. Ngoài ra sau khi được cấp giấy, doanh nghiệp phải thực hiện một số các thủ tục khác như công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; khắc dấu và công bố mẫu dấu; các vấn đề về thuế;...
Như vậy, dù thành lập doanh nghiệp là thủ tục khá đơn giản nhưng các cá nhân, tổ chức cần lưu ý những điều trên đây để việc thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả.
TÊN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư