Nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn do ai trả?
Ly hôn là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Khi phát sinh sự kiện ly hôn, hai vợ chồng sẽ tiến hành tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề liên quan đến nuôi con và phân chia tài sản cũng như các nghĩa vụ về tài chính nếu có, mà một trong số các vấn đề gây ra nhiều mâu thuẫn trong quá trình giải quyết là nợ chung của vợ chồng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?
1. Thế nào là nợ chung của vợ chồng?
Theo quy định, một khoản nợ được coi là nợ chung của vợ chồng nếu vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung. Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, nợ chung được hình thành nếu thuộc các trường hợp sau:
- Được phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng vay tiền để tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng vay tiền để chữa bệnh cho con.
- Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Ví dụ: trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng vay tiền để bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu khi con (6 tuổi) làm hỏng một bức tranh quý.
- Được phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Được phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với 500+ Luật sư Ly hôn trên toàn quốc.
2. Nợ chung của vợ chồng sau ly hôn do ai trả?
Theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia định 2014 về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn thì quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Vì vậy, nếu các bên không có thỏa thuận về người chịu trách nhiệm trả nợ, vợ và chồng có trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ chung. Việc trả nợ chung được tiến hành theo thỏa thuận của các bên hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết trong trường hợp không thể thỏa thuận được. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm trả nợ thì việc thỏa thuận này phải được bên có quyền (chủ nợ) đồng ý.
>> Tham khảo thêm: Phân chia nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn.
3. Vợ, chồng không phải cùng nhau trả nợ khi nào?
Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có 4 trường hợp mà nghĩa vụ phát sinh là của riêng một bên nên vợ, chồng không phải cùng nhau trả nợ. 4 trường hợp đó là:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Như vậy, trong 04 trường hợp trên thì người nào làm phát sinh nợ thì người đó có nghĩa vụ trả. Vợ hoặc chồng không có nghĩa vụ liên đới trả nợ này.
Luật sư Phạm Thị Nhàn giải đáp: Khi ly hôn, chồng hay vợ có nghĩa vụ phải trả nợ?
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Luật Nguyễn Thanh Thanh tư vấn các vấn đề về phân chia nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
>> Thông tin hữu ích liên quan: Danh bạ 500+ Luật sư Ly hôn trên toàn quốc.
TIN LIÊN QUAN:
Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về thủ tục Ly hôn đơn phương
Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về thủ tục Ly hôn thuận tình
Top 10 Luật sư Ly hôn nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư