TRƯỚC KHI MUỐN LY HÔN, HÃY HỌC CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN NHƯ SAU
Đã có ai nói với bạn về những tổn thất kinh tế sau khi ly hôn chưa? Trên thực tế, đó có thể là một trong những sự kiện tàn phá tài chính lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vì thế, nếu bạn vừa mới ly hôn hoặc đang trong quá trình ly hôn, hãy học cách quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh như hướng dẫn dưới đây:
1. Về thu nhập
Trước tiên, hãy đánh giá một cách trung thực về thu nhập của bạn sau ly hôn, bao gồm tất cả các nguồn thu từ công việc, đầu tư, tiền trợ cấp của vợ/chồng... Khi nói đến thu nhập từ công việc, bạn cần phải tính được khoản tiền lương mình có thể cầm trên tay sau thuế, phí và các khoản đóng góp khác. Trong đó, không bao gồm hoa hồng hay lương thưởng dự kiến, vì chúng có thể không có thật.
2. Hóa đơn và các chi phí cố định khác
Ghi lại tất cả các hóa đơn hàng tháng của bạn, bao gồm tiền thuê nhà, thanh toán thẻ visa, điện thoại, dịch vụ internet, chi phí bảo hiểm xe và tiền xăng... Đừng quên những khoản chi định kỳ không có hóa đơn. Ví dụ, tiền café sáng, tiền ăn trưa… và hãy liệt kê ra. Khi biết tất cả những khoản chi thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân hoặc chọn khoản để cắt giảm khi cần. Thêm nữa là thay vì dùng bảng tính thông thường, bạn có thể dùng ứng dụng của các ngân hàng hay công cụ quản lý tiền trực tuyến.
3. Các mục tiêu ngắn hạn
Đó là các khoản bao gồm quà tặng cho ngày sinh nhật cho con, chi phí ma chay, hiếu hỉ hay du lịch.... Bạn sẽ đem các khoản này và thu nhập cân đối với nhau đồng thời đưa ra kế hoạch tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội tốt hơn để thiết lập kế hoạch chi trả trong tương lai.
4. Bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ
Nếu có tham gia bảo hiểm sức khỏe hoặc nhân thọ tại công ty, hàng tháng chúng sẽ bị trừ vào tiền lương của bạn. Nếu không, bạn nên lập kế hoạch mua bảo hiểm trong khả năng của mình. Đặc biệt, ngay trong lúc này, bạn cần phải kiểm tra lại về việc chỉ định người thụ hưởng và điều chỉnh sao cho hợp lý để bảo vệ cho người thân hay con cái khi mình gặp bất trắc.
5. Kế hoạch dài hạn và hưu trí
Đừng bỏ bê các mục tiêu quản lý tài chính cá nhân dài hạn sau khi ly hôn. Mặc dù những mục tiêu ngắn hạn trước mắt có thể là ưu tiên hàng đầu, nhưng việc bạn đột ngột cắt khoản tiền gửi tài khoản hưu trí sẽ bị xem là thiển cận. Tốt nhất là bạn nên tập trung cho các mục tiêu ngắn hạn và tạm thời giảm các khoản dài hạn. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng khoản tiền này, trừ khi tất cả các khoản khác hay không nhận được sự hỗ trợ từ ai khác.
6. Quỹ khẩn cấp
Nếu bạn không có quỹ dành cho các tình huống khẩn cấp, hãy bắt đầu xây dựng ngay. Lý tưởng nhất là bạn dành 3-6 tháng sinh hoạt phí. Thế nhưng, nếu bạn không thể, hãy cố gắng dành ra một khoản càng nhiều càng tốt. Giống như các khoản đầu tư cho hưu trí, bạn không được nghĩ đến việc sử dụng chúng, trừ khi thật sự cấp bách.
Việc ly hôn rất tốn kém. Vì thế, bạn cần phải quản lý tài chính cá nhân sau ly hôn chặt chẽ hơn. Bởi lẽ, nỗi buồn từ biến cố này có thể khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu chính xác và vung tiền bừa bãi. Trong tình huống trễ nhất, bạn nên thực hiện kế hoạch quản lý tiền khi bắt đầu đệ đơn ra tòa và nhớ là phải tuân thủ một cách nghiêm túc nhé.
Hân Thái
(Theo Mint)
Bài viết của tác giả dành riêng cho iLAW.
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: LY HÔN THUẬN TÌNH
Danh bạ Luật sư Hôn nhân gia đình
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư