XÂM PHẠM QUYỀN RIÊNG TƯ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân. LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
1. Quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Quyền riêng tư bao gồm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư,... là một trong vấn đề đang được quan tâm trong thời điểm phương tiện điện tử và mạng xã hội đang rất phát triển, mọi thông tin, bí mật riêng tư đều có nguy cơ bị phát tán như hiện nay. Đây là một trong những quyền cơ bản của cá nhân. Mặc dù vậy nhưng hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có đạo luật riêng quy định về nội dung này, mà thay vào đó được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh.
Quyền riêng tư trước hết được quy định trong Điều 21 Hiến pháp 2013 như sau:
“Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về quyền riêng tư, cụ thể:
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Điều 46 Luật Giao dịch Điện tử 2005 quy định:
“Điều 46. Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, quyền riêng tư mặc dù không được ban hành một đạo luật riêng nhưng hiện nay pháp luật cũng đã có những quy định bảo vệ một trong những quyền cơ bản và dễ bị xâm phạm nhất của công dân. Theo đó, một người khi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm của hành vi đó.
2. Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư
Đối với trách nhiệm hành chính, điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cụ thể:
“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư
Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành nên tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:
“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tóm lại, đảm bảo quyền riêng tư là một trong những quy định thể hiện quyền con người của cá nhân. Người thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định trên.
Nếu cần tư vấn luật Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
>> Đặt câu hỏi Miễn phí với Luật sư.
ĐỐI VỚI CÂU HỎI CỦA BẠN, LUẬT SƯ TRẢ LỜI:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (gọi chung là bí mật đời tư) là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Điều 38 BLDS 2015, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, được quy định như sau:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Khái niệm bí mật theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là được giữ kín trong trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết. Theo bài Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự- Cần được hướng dẫn của thạc sỹ Lê Văn Sua về nguyên tắc thì không phải mọi thông tin về đời sống riêng tư mà cá nhân không muốn công khai sẽ trở thành “bí mật đời tư” mà muốn được pháp luật bảo vệ thì những thông tin này phải hợp pháp. Tuy nhiên, để xác định “tính hợp pháp” này phải căn cứ vào từng trường hợp, hoàn cảnh sự việc cụ thể, mà ưu tiên hàng đầu đặt ra là bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người trong cuộc.
Luật hôn nhân gia đình 2014:
Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Cụ thể tại Điều 69 Luật Hôn nhân gia đình 2014
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
Căn cứ theo quy định trên, bạn nên đề nghị bố mẹ tôn trọng trong việc thực hiện các quyền nhân thân và tài sản theo quy định pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo.
HỎI: MUỐN KIỆN MỘT NGƯỜI CÓ HÀNH VI BÔI NHỌ DANH DỰ VÀ ĐE DOẠ GIA ĐÌNH THÌ PHẢI LÀM SAO?
Về vấn đề pháp lý mà bạn hỏi, Luật sư xin được tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an có thẩm quyền tố cáo hành vi của người đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bạn.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595
Luật sư NGUYỄN QUANG TRUNG tư vấn:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi có chia sẻ như sau:
Với thông tin bạn cung cấp, bạn có thể là đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi. Khi đó bạn cần cung cấp trung thực tài liệu, chứng cứ để được giải quyết. Bạn tham khảo các quy định sau đây:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là ý kiến mang tính chất tham khảo. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:
- Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
- Công ty Luật TNHH TLT
- Địa chỉ: 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn:
Chào bạn!
Bạn không nói rõ tính chất, mức độ bị đe dọa, bôi xấu như nào nên chúng tôi không thể nhận định được. Tuy nhiên, bạn nên gửi đơn đến cơ quan công an kèm tài liệu, chứng cứ để được xác minh xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư Phạm Đức Huy.
Lĩnh vực Hình Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư