ĐIỀU 174 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chia sẻ chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
Lừa đảo là hành vi được thực hiện phổ biến hiện nay nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các thủ đoạn gian dối. Tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Nhằm kiểm soát và hạn chế tình trạng này, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định về việc truy cứu trách nhiệm đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 139. Theo đó, khi một người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 1999 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018, và thay thế là Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự 2015). Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo Điều luật, thủ đoạn gian dối là dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu duy nhất để cấu thành tội phạm. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngoài thủ đoạn gian dối, người có hành vi phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng không có ý định chiếm đoạt tài sản đó thì chưa cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ đó tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm khác nhau.
>> Xem thêm:
- Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội
Căn cứ theo quy định trên, cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Bộ luật Hình sự 2015 đã có sự thay đổi so với Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (“Bộ luật Hình sự 1999”). Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo quy định trên Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về tội lừa đảo với 500+ Luật sư toàn quốc.
2. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. Điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội khác như tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Tuy nhiên, hành vi thể hiện thủ đoạn gian dối chỉ là phương thức để người phạm tội thực hiện mục đích của mình là “chiếm đoạt tài sản” chứ không phải là hành vi khách quan. Đối với loại tội này, hành vi chiếm đoạt mới là hành vi khách quan của tội phạm.
Một điểm cần lưu ý là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối của người phạm tội luôn luôn phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội. Nếu thủ đoạn gian dối được thực hiện sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: A là bảo vệ làm việc tại Công an phường X. Sau khi biết thông tin B bị tạm giữ do hành vi đánh nhau dẫn đến chết người, A đã chủ động liên hệ với gia đình B tự nhận mình là cán bộ công an đang làm việc tại Công an phường X và hứa sẽ giúp B không bị kết án nếu gia đình B đưa cho A 50.000.000 đồng. Vì lo lắng con mình phải ngồi tù nên gia đình B đã tin tưởng và đưa tiền cho A. Sau khi nhận được tiền, A đã bỏ trốn.
Trong trường hợp này, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thể hiện ở việc A đã lợi dụng tâm lý lo lắng của gia đình B để giả danh cán bộ công an nhằm chiếm đoạt khoản tiền 50.000.000 đồng.
b. Hậu quả
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi gian dối là nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản. Có thể nói thiệt hại về tài sản là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo các điều kiện mà Điều này quy định. Các điều kiện đó bao gồm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp phải có thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm. Đối với một số trường hợp, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng không chiếm đoạt được tài sản đó thì vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Các trường hợp này thường được áp dụng đối với các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như ô tô, máy tính xách tay,...
Ngoài ra, tại khoản 2, 3, 4 Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các tình tiết tăng nặng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hay lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,... Theo đó, tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ bị xác định khung hình phạt phù hợp.
>> Xem thêm: Khi nào thì không bị kiện về cấu kết lừa đảo?
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Như đã phân tích, mong muốn của người phạm tội khi thực hiện hành vi là chiếm đoạt tài sản, do đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý. Mong muốn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi. Trường hợp sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nếu cần tư vấn về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
HỎI: BỊ LỪA ĐẢO KHI LÀM CỘNG TÁC VIÊN THÌ PHẢI LÀM SAO?
Dạ chào luật sư. Ngày 23 tháng 2 vừa rồi, e có thấy đăng tin tuyển CTV và bấm vào nó, khi vào nó bảo kết bạn với nhân viên bên công ty, sau đó e kết bạn và trao đổi với nhau. Đến chiều tin nhắn tới hỏi e là có muốn làm CTV k, thấy thời gian rảnh rỗi nên e đồng ý làm. Chị ta nhắn công việc là thanh toán ảo trên sendo, bảo e vào xem hàng, thêm vào giỏ hàng, sau đó chụp gởi lại và thanh toán tiền cho 1 người khác qua thẻ, rồi từ 3 đến 5 phút tiền gốc và tiền hoa hồng sẽ đc thanh toán lại cho e. Em làm theo như thế, 2 hóa đơn đầu e đc hoàn tiền gốc và hoa hồng. Đến những đơn tiếp theo thì tiền e k hoàn trả, chị ta bảo e cứ hoàn thành đơn hàng thì tiền sẽ về tài khoản, vì lo sợ mất tiền nên e làm theo, và cuối cùng e bị mất gần 50 triệu đồng. Vậy luật sư cho e hỏi giờ e phải làm sao ạ, e k biết nên làm gì bây giờ ạ?
1. Luật sư Trương Thành Thiện tư vấn trường hợp bị lừa đảo khi làm cộng tác viên:
Chào Anh/Chị Huỳnh Thị Thanh Thuý
Căn cứ thông tin Quý Anh/Chị cung cấp và hỏi; Căn cứ quy định của pháp luật liên quan, chúng tôi có ý kiến trả lời vấn đề để Quý Anh/Chị tham khảo, như sau:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Để bảo vệ quyền lợi cho chị, chị tiến hành việc trình báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người kia, chị trình báo sự việc đến cơ quan công an nơi chị đang cư trú kèm theo các tài liệu, chứng cứ mà chị hiện có để cơ quan công an tiến hành điều tra xác minh sự việc nêu trên.
Mời Quý Anh/Chị đánh giá luật sư tại iLAW - Cổng thông tin tìm kiếm Luật sư | iLAW (i-law.vn)
Trân trọng./.
Quý Anh/Chị cần tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại của Luật sư tư vấn 24/24: 0913.723355 .
Luật sư - ThS.NCS Trương Thành Thiện
Địa chỉ: 32 Đường 27, Khu đô Thị Vạn Phúc, Khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3727.3355/363.66809 - DĐ: 0913.723355; CSKH: 0913.883399
Luật sư Trương Thành Thiện.
2. Luật sư Nguyễn Quang Trung tư vấn trường hợp bị lừa đảo khi làm cộng tác viên:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa rõ bạn đã giao dịch, trao đổi gì với những người này. Do đó chưa có đủ thông tin, tài liệu làm cơ sở để tư vấn chính xác hơn. Nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.
Trên đây là ý kiến mang tính chất tham khảo. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:
- Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
- Công ty Luật TNHH TLT
- Địa chỉ: 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
HỎI: LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN NHƯNG ĐÃ BỒI THƯỜNG THÌ CÓ CHO BẢO LÃNH VÀ HƯỞNG ÁN TREO KHÔNG?
Cha tôi bị bắt vì tội chiếm đoạt tài sản nhưng vụ việc đã qua một năm rưỡi rồi. Từ lúc một năm rưỡi qua ông sống ở địa phương rất tốt, không gây mất trật tự. Sau khi bị bắt ông đã chịu khai báo và bồi thường cho các người bị hại. Không những vậy ông còn mắc nhiều bệnh trong người, hiện tại đang bị tạm giam. Xin cho hỏi có thể bảo lãnh và chịu án treo được không? |
1. Luật sư VŨ VĂN NAM tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã bồi thường thì có cho hưởng án treo không:
Về vấn đề bạn hỏi, tôi trân trọng có ý kiến trao đổi như sau:
1. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đối với các bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, bị can, bị cáo đang bị tạm giam có thể được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn khác thay thế cho biện pháp tạm giam, trong đó có biện pháp “Bảo lĩnh” (mà theo cách nói thông thường hay gọi là “Bảo lãnh”).
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự thì “Bảo lĩnh” là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Theo đó, trong trường hợp này, bố bạn đang bị tạm giam, tuy nhiên nếu hành vi phạm tội của bố bạn có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao và có nhân thân tốt thì gia đình có thể làm đơn đề nghị Cơ quan điều tra xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế cho biện pháp tạm giam và tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo lĩnh đưa cha bạn về nhà sau khi có quyết định của Cơ quan điều tra.
2. Thứ hai, về quy định cho hưởng án treo:
Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự và Điều 1, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.
Theo đó, việc cha bạn có được áp dụng án treo hay không sẽ do Hội đồng xét xử quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản của cha bạn. Cụ thể, nếu hành vi của cha bạn được hội đồng xét xử tuyên án phạt tù không quá 03 năm và nếu ngoài lần phạm tội này, cha bạn luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc, có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại...thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét để quyết định cho cha bạn hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm.
Để đánh giá và có tư vấn chuẩn xác, bạn có thể gửi hồ sơ liên quan đến nội dung yêu cầu tư vấn theo địa chỉ:
Luật sư Vũ Văn Nam
Giám đốc Công ty Luật TNHH Hợp Lực
Địa chỉ: Số nhà 06-09 Boutique House, Khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Email: namvuvan@slf.com.vn
Trân trọng !
2. Luật sư NGUYỄN THANH HẢI tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã bồi thường thì có cho hưởng án treo không
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Cha của bạn đang bị tạm giam vì tội chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên bạn chưa nói giá trị chiếm đoạt là bao nhiêu, hành vi thực hiện như thế nào nên chưa biết tội danh dự kiến ở khung nào? Do đó chưa thể trả lời câu hỏi của bạn được;
Các nội dung bạn mô tả là tình tiết giảm nhẹ, bạn cần cũng cố các yêu tố này gửi kèm theo đơn cứu xét để được cơ quan điều tra xem xét:
- Ông sống ở địa phương rất tốt: Cần có xác nhận của địa phương;
- Bồi thường cho bị hại: Có chứng từ kèm theo;
- Trong người nhiều bệnh: Có xác nhận của y tế, bệnh viện;
Sau khi có đơn của gia đình, nếu khung hình phạt của cha bạn không nghiêm trọng sẽ được xem xét cho bảo lãnh.
3. Luật sư NGUYỄN HỮU LIÊM tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã bồi thường thì có cho hưởng án treo không:
Chào bạn!
Vấn đề bạn hỏi luật sự xin trả lời như sau:
Bạn không nói rõ là hành vi lừa đảo chiếm đoạt bao nhiêu tiền, nên không biết phạm tội thuộc khoản nào, mức hình phạt bao nhiêu. Nên không thể biết được là có được tại ngoại hay không. Để được ta vấn chính xác hơn bạn có thể gọi điện cho tôi cung cấp thêm thông tin nhé. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm - điện thoại: 0911.881122
4. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã bồi thường thì có cho hưởng án treo không:
Chào bạn!
Bạn cần cung cấp cho chúng tôi biết cha bạn bị khởi tố về tội gì, điều khoản nào, để chúng tôi ước lượng mức án, khung hình phạt mới có thể nhận định về việc cha bạn có thể được hưởng án treo hay không.
Trân trọng!
KHÁCH HÀNG HỎI: BỊ LỪA ĐẢO QUA MẠNG THÌ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐÒI LẠI TIỀN?
Cháu muốn đặt câu hỏi là cháu bị lừa đảo qua mạng trúng thưởng iPhone11 và bắt nộp phí 5 triệu đồng để nhận đồ. Sau đó, cháu đã hủy đơn và yêu cầu được trả lại tiền nhưng họ đã chặn sđt và tài khoản Zalo. cháu không có bất cứ thông tin gì về người đó cả và cháu chưa 18 tuổi. Theo luật sư trường hợp này cháu nên làm gì để đòi lại tiền, với cháu số tiền đó không hề nhỏ. Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn! |
1. Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về tố giác hành vi lừa đảo qua mạng:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Với những tình tiết trên bạn nên làm Đơn tố giác đến cơ quan công an nơi gửi tiền hoặc nơi bạn cư trú để được hỗ trợ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Trân trọng.
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595
2. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn về tố giác hành vi lừa đảo qua mạng:
Chào bạn!
Bạn nên làm Đơn tố giác đến cơ quan công an nơi gửi tiền hoặc nơi bạn cư trú để được hỗ trợ giải quyết!
Trân trọng!
3. Luật sư NGUYỄN ĐÌNH THI tư vấn về tố giá hành vi lừa đảo qua mạng:
Chào cháu! Trường hợp này thì cháu làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra để đòi lại quyền lợi của mình.
Thân mến
HỎI: NHỜ LUẬT SƯ TƯ VẤN TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Kính h gửi luật sư Tôi tên Minh đang làm công ty tư nhân A ở TPHCM. Đầu năm 2018 tôi có mở một (01) thẻ tín dụng của ngân hàng VPBank hạn mức 99 triệu. Tôi nhờ một công ty B( công ty này tôi không làm việc thực tế ) làm cho tôi hợp đồng lao động khống với chức danh trưởng phòng với mức lương 30 triệu trả lương qua ngân hàng VPBank để tôi có đủ điều kiện mở thẻ với hạn mức 03 lần lương. Bởi vì công ty A tôi đang làm thực tế lương chỉ có 10 triệu. Năm 2020 tôi bị một người tố cáo ra công an với tội là lừa đảo chiếmđoạt tài sản để mở thẻ tín dụng. Thẻ này tôi đã đóng năm 2019 và không bị nợ xấu nhưng ngân hàng có cashback lại khoản tiền gần 10 triệu đồng cho tôi vì trong thời gian sử dụng thẻ tôi có rút tiền thẻ tín dụng qua máy POS nên được hoàn 0,3%. Vậy luật sư có thể tư vấn cho tôi có bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ạ. Thẻ này tôi đã đóng năm 2020 và không có nợ xấu. Mong luật sư hồi đáp. Xin cảm ơn luật sư
Luật sư NGUYỄN QUANG TRUNG tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin có chia sẻ như sau:
Câu hỏi của bạn đặt ra khá chung, chưa đủ thông tin, tài liệu làm cơ sở để chúng tôi có thể đưa ra ý kiến tư vấn chính xác nhất.
Với thông tin bạn cung cấp, việc bạn cung cấp cho ngân hàng hợp đồng lao động khống để được cấp mức tín dụng lớn là hành vi gian dối. Tuy nhiên nếu bạn đã được thanh toán đầy đủ các khoản đã vay, đã chi tiêu cho VPBank thì chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bạn tham khảo quy định sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:
- Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
- Giám đốc Công ty Luật TNHH TLT
- www.tltlegal.com
Trân trọng.
HỎI: BỊ THƯA KIỆN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÌ PHẢI LÀM SAO?
Kính gửi luật sư, Hiện nay, bạn tôi đang vướng mắc vào một vụ việc, kính mong luật sư tư vấn giúp. Bạn tôi đã làm cho 1 công ty ở nước ngoài ( trụ sở và đăng ký ở nước ngoài), chủ công ty là người việt nam. Trong thời gian làm việc, bạn tôi có tự ý quyết định trong quyền hạn một số vấn đề tài chính của công ty và không may là hiện giờ mất hết các giấy tờ để giải trình và đó là một khoản tiền khá lớn. Do đó phía chủ công ty nghi ngờ bạn tôi có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tôi muốn nhờ luật sư tư vấn là: 1. Chủ công ty có thể khởi kiện bạn tôi ở Việt Nam không ( nếu họ có bằng chứng)? 2. Nếu bị thưa kiện thì bạn tôi phải đối diện với các khung hình phạt như thế nào? 3. Bạn tôi nên chuẩn bị gì khi bị khởi kiện? Hiện nay bạn tôi đang ở nước ngoài, đó dịch bệnh nên chưa về nước được Kính mong sự tư vấn từ các luật sư Trân trọng cám ơn!
Luật sư Trần Quang Trung tư vấn trường hợp bị thưa kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi có chia sẻ như sau:
Với thông tin bạn cung cấp, công ty ở nước ngoài có quyền khởi kiện/tố giác cá nhân tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu họ có căn cứ. Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bạn có thể tham khảo quy định sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là ý kiến mang tính chất tham khảo. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.
Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:
- Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0862667736
- Công ty Luật TNHH TLT
- Địa chỉ: 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- www.tltlegal.com
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
TIN LIÊN QUAN:
Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự?
Lĩnh vực Bào chữa
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư