LY HÔN NỢ NGÂN HÀNG
Việc giải quyết vấn đề ly hôn thường kéo theo một số vấn đề khác phát sinh như quyền nuôi con, chia tài sản chung và nợ chung. Trong đó, một trong những vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi của người thứ ba cần giải quyết tại thời điểm ly hôn là thanh toán nợ khi ly hôn là giao dịch vay vốn ngân hàng. Vậy pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho các ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn?
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
Liên quan tới nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy theo quy định trên thì vợ chồng cùng có nghĩa vụ trả nợ chung nếu việc vay nợ đó xảy ra trong thời kỳ hôn nhân và:
Do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận, xác lập và theo quy định hai người phải cùng chịu trách nhiệm;
Do một trong hai vợ chồng thực hiện nhưng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ trả nợ phát sinh nhằm chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Việc vay nợ để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Ngoài ra, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng khẳng định vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ trên. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ, chồng. Tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các nghĩa vụ tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
Của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà nó không phải nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện mà không vì nhu cầu của gia đình;
Phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Như vậy, từ các quy định trên, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong việc thanh toán khoản nợ với người thứ ba khi thực hiện giao dịch vì mục đích gia đình. Khi ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới thanh toán nợ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp ngay tình của người thứ ba. Vợ chồng có thể thỏa thuận về nghĩa vụ trả nợ của từng người (thông thường là chia đôi) hoặc trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN.
Mẫu đơn ly hôn thuận tình năm 2020.
SỰ BAO DUNG-CHÌA KHÓA CỦA CUỘC HÔN NHÂN HẠNH PHÚC.
Hướng dẫn các bước làm thủ tục ly hôn theo luật hôn nhân gia đình mới nhất.
Lĩnh vực Chia tài sản ly hôn
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư