Luật dân sự
Nếu tôi muốn hủy hợp đồng mua bán ( nhà đất ) thì mức bồi thường cao nhất là như thế nào? (trong hợp đồng là gấp 5 lần giá trị đặt cọc thì có đúng pháp luật hay không ?) Xin cảm ơn
6 Luật sư trả lời
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Hợp đồng mua bán là giao dịch dân dự do các bên thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, do đó việc thực hiện hợp đồng là do ý chí 2 bên;
Khi một trong hai bên muốn hủy hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho bên kia, do đó điều kiện giao kết đề bù khi hủy ràng buộc trách nhiệm các bên thực hiện;
Mức bồi thường dân sự khi vi phạm hợp đồng do hai bên thỏa thuận;
Nếu là giao dịch thương mại thì mức bồi thường tối đa là 8% mức vi phạm;
Nếu hợp đông mua bán nhà đất quy định mức bồi thường là gấp 5 lần giá trị cọc thì bạn phải bồi thường mức này nếu hủy giao dịch;
Nếu bạn thấy nội dung tư vấn hữu ích, bạn có thể phản hồi tích cực để ủng hộ I-law ngày càng phát triển phục vụ công đồng tốt hơn.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn!
Bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào thiệt hại thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có việc hủy Hợp đồng. Ai có lỗi dẫn đến việc hủy hợp đồng phải bồi thường. Việc thỏa thuận phải theo quy định của pháp luật. Nếu có tranh chấp Tòa sẽ tiến hành định giá để xác định thiệt hại.
Bạn vui lòng liên hệ sđt 0977761893 để được hướng dẫn chi tiết.
Trân trọng!
Luật sư Phạm Đức Huy.
Chào bạn, căn cứ vào thông
tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Hợp đồng mua bán nhà là
giao dịch dân sự và đặt cọc là biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng.
Theo Điều 328 và Điều 423
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
1. Đặt cọc là việc một
bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt
cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây
gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng
được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc
được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc
tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”.
1. Một bên có quyền hủy
bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp
đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do
luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng
là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng
phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường”.
Trong trường hợp này, nếu
bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì bạn có thể thông báo cho bên
kia và đến văn phòng công chứng yêu cầu hủy hợp đồng vì bên đặt cọc đang vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng đặt cọc dẫn đến không đạt được mục đích của
việc giao kết hợp đồng. Hậu quả của hủy hợp đồng đó là đặt cọc sẽ không có hiệu
lực từ thời điểm giao kết, hai bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và một
khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Theo đó, việc bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào thiệt hại thực tế và
khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có việc hủy hợp đồng. Việc bồi thường hợp
đồng phải tuân theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Nếu có tranh chấp
Tòa sẽ tiến hành định giá để xác định thiệt hại.
----
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN
CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật
sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng
quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc
098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng giao dịch
của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn,
P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./.
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật
TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
SĐT: 098.449.9996 hoặc
098.515.8595
Luật sư Dương Hoài Vân.
Điều 358 Bộ luật dân sự
Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Như vậy nếu bạn hủy h ợp đồng mà trong hợp đồng đặt cọc ( hoặc điều khoản đặt cọc trong hợp đồng chính) quy định việc phạt vi phạm là 5 lần thì bạn sẽ phải thực hiện theo thỏa thuận đó .
Luật sư Nguyễn Sơn Trung.
Chào bạn!
Bạn cần phân biệt 2 vấn đề là bồi thường thiệt hại và phạt cọc.
1. Bồi thường thiệt hại mức cao nhất là giá trị thiệt hại thực tế xảy ra do lỗi của bên vi phạm (giải sử, giá nhà đất tăng lên gấp 2 lần tại thời điểm đặt cọc. Bên bán vi phạm, không bán thì thiệt của bên mua là phần giá trị tăng thêm mà lẽ ra họ được hưởng nếu thực hiện hợp đồng).
2. Về phạt cọc, Bộ Luật không quy định mức cao nhất phải chịu phạt là mấy lần. Điều nan2y căn cứ theo thỏa thuận trên hợp đồng. Nếu hợp đồng không ghi thì mức phạt cọc theo quy địnhlà tương đương với số tiền đặt cọc (hoàn lại tiền cọc, và phạt một khoản tiền tương đương).
Cảm ơn!
Luật sư Ngô Quốc Việt.
Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005:
“1. Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như vậy, theo hợp đồng có thoả thuận việc phạt cọc gấp 5 lần giá trị đặt cọc thì mức bồi thường sẽ tính theo thoả thuận trong hợp đồng là gấp 5 lần.
Ls Tường
Luật sư Nguyễn Định Tường.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư