Tôi đã đóng bảo hiểm được 12 năm và hiện tôi muốn nghỉ việc để về làm tự do. Vậy tôi có quyền rút hết số tiền đã đóng bảo hiểm trong 12 năm này không và tỷ lệ nhận lại tiền bảo hiểm dựa trên mức đóng nào?
Tôi đã đóng bảo hiểm được 12 năm và hiện tôi muốn nghỉ việc để về làm tự do. Vậy tôi có quyền rút hết số tiền đã đóng bảo hiểm trong 12 năm này không và tỷ lệ nhận lại tiền bảo hiểm dựa trên mức đóng nào?
4 Luật sư trả lời
Luật sư tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Bạn có quyền rút hết nhưng phải sau 1 năm nghỉ việc và không phát sinh đóng bhxh.
Tỷ lệ được hưởng tính như sau
Mức hưởng = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).
Trong đó: Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 - 6 tháng được tính là ½ năm; từ 7 - 11 tháng được tính là 1 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
Lưu ý: Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH).
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về vấn đề này, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào
bạn,
Điều
kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định
115/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
“Điều
8. Bảo hiểm xã hội một lần
1.
Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có
yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a)
Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật
Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại
Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b)
Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục
đóng bảo hiểm xã hội;
c)
Ra nước ngoài để định cư;
d)
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại
liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn
AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
…”
Bên
cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì:
"1.
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng
lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014.
Trường
hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã
hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm
xã hội một lần."
Như
vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động có thể
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần:
-
Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp
tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Trường hợp này có thể lãnh tiền bảo hiểm
xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm);
-
Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham
gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. (Trường hợp này bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi
nghỉ việc mới có thể thể lãnh tiền BHXH);
-
Ra nước ngoài định cư;
-
Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. (Trường
hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu,
và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không
cần đợi 1 năm).
Mức
hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm
xã hội 2014 như sau:
“Điều
60. Bảo hiểm xã hội một lần
…
2.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội,
cứ mỗi năm được tính như sau:
a)
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm
đóng trước năm 2014;
b)
02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng
từ năm 2014 trở đi;
c)
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm
xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội."
Như
vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
-
Trước năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 x Bình quân lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;
-
Sau năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 2 x Bình quân lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau.
Nếu
cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công
ty Luật TNHH T2H
Địa
chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP
Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội
Tel:
02422429900 – 0989656682
E-mail:
huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân
trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
chào Khánh
Quyền rút bảo hiểm xã hội một lần:
- Điều kiện: Theo quy định hiện hành, bạn có thể rút bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
- Đã nghỉ việc 1 năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
- Lưu ý: Việc rút bảo hiểm xã hội một lần có nghĩa là bạn sẽ mất các quyền lợi như:
- Hưởng lương hưu khi về già.
- Hưởng bảo hiểm y tế miễn phí.
- Hưởng các chế độ trợ cấp khác (trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất,...).
Tỷ lệ nhận lại tiền bảo hiểm:
- Không có tỷ lệ cố định: Số tiền bạn nhận được khi rút bảo hiểm xã hội một lần không phải là toàn bộ số tiền đã đóng. Số tiền này sẽ được tính toán dựa trên nhiều yếu tố như:
- Số năm đóng bảo hiểm.
- Mức đóng bảo hiểm hàng tháng.
- Lãi suất của quỹ bảo hiểm.
- Chính sách của nhà nước tại thời điểm bạn rút bảo hiểm.
- Không được hưởng lãi: Bạn sẽ không được hưởng lãi từ số tiền đóng bảo hiểm đã gửi vào quỹ.
Luật sư DƯƠNG THỊ HỒNG THOA.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong trường hợp sau đây: Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 12 năm và muốn nghỉ việc để làm công việc tự do. Nếu sau một năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (công việc tự do không ký hợp đồng lao động và không tham gia bảo hiểm xã hội), thì bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Bên cạnh đó, bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 12 năm, thì có thể bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2012. Trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ.
Ví dụ:
Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội 12 năm, trong đó có 02 năm trước năm 2014 và 10 năm sau năm 2014. Vậy thì:
- 02 năm trước năm 2014 bạn được hưởng 03 tháng tiền lương (1,5 tháng cho mỗi năm);
- 10 năm sau năm 2014 bạn được hưởng 20 tháng tiền lương (02 tháng cho mỗi năm).
Tổng cộng 23 tháng.
Tiền lương bình quân của 10 năm trước khi nghỉ của bạn là 8.000.000 triệu đồng (tính trung bình từ năm 2015 đến năm 2024).
Vậy mức bảo hiểm xã hội một lần bạn có thể hưởng là: 23 tháng x 8.000.000 đồng = 184.000.000 đồng.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư