Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không?
Trong thực tế có nhiều trường hợp con nuôi và con đẻ trong gia đình phát sinh tình cảm và mong muốn đi đến hôn nhân. Vậy liệu việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ này có được xem là hợp pháp hay không?
>> Xem thêm: Luật hôn nhân ba đời là gì? cách xác định phạm vi ba đời như thế nào?
1. Con đẻ và con nuôi được phép kết hôn nêu không thuộc các trường hợp bị cấm dưới đây
Trước hết, cần tìm hiểu việc con nuôi và con đẻ kết hôn có thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình hay không. Cụ thể, một trong những trường hợp cấm kết hôn theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Thứ nhất giữa con nuôi và con đẻ không cùng dòng máu về trực hệ nên không bị cấm kết hôn. Thứ hai nếu cả hai cũng không có họ hàng trong phạm vi ba đời thì cũng sẽ không bị cấm kết hôn.
Trong thực tế có không ít trường hợp con cháu họ hàng được nhận làm con nuôi. Do đó, cần lưu ý nếu có họ hàng trong phạm vi ba đời thì giữa con nuôi và con đẻ cũng không được kết hôn.
2. Độ tuổi kết hôn của con đẻ và con nuôi
Tuy nhiên, cần lưu ý việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ vẫn phải tuân thủ theo các điều kiện kết hôn khác tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; và cả hai không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật thì việc kết hôn này mới được xem là có giá trị pháp lý.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về Hôn nhân với 500+ Luật sư trên iLAW.
3. Cách xác định phạm vi ba đời như thế nào?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Trên đây là những cơ sở pháp lý liên quan đến việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ trong cùng gia đình.
Luật sư Phạm Thị Nhàn chia sẻ các trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Danh bạ 500+ Luật sư Hôn nhân gia đình toàn quốc.
Top 10 Luật sư Hôn nhân và gia đình nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư