Luật hôn nhân ba đời là gì? cách xác định phạm vi ba đời như thế nào?
Theo văn hóa phương Đông, chuyện hôn nhân phải trải qua rất nhiều các thủ tục, nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, đón dâu,... Mặt khác, khi hai người nam nữ kết hôn họ còn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, trong đó lưu ý đặc biệt là không kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời. Cụ thể pháp luật quy định điều này như thế nào?
1. Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời (hôn nhân cận huyết)
Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn, cụ thể như sau: Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
>> Xem thêm: Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không?
2. Cách xác định phạm vi ba đời như thế nào?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
3. Mức phạt vi kết hôn nhân trong phạm vi ba đời như thế nào?
Khi nam và nữ có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, họ có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (theo khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP.
Việc không kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời không chỉ là việc tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân mà nó còn giúp bảo đảm sức khỏe của con, duy trì nòi giống lâu dài, bảo đảm chất lượng dân số,... Do vậy, khi quyết định xác lập quan hệ hôn nhân với một người nào đó, các bên cần phải nắm rõ quy định để tránh phát sinh các hệ quả về sau.
>> Thông tin hữu ích liên quan: Danh bạ 500+ Luật sư Hôn nhân gia đình trên toàn quốc.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn các trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
KHÁCH HÀNG HỎI: Em và bạn trai quen nhau sau này biết có bà con. Bà cố (mẹ của ông ngoại em) của em là anh em với sơ của anh ấy (nhưng ko ai biết rõ có phải anh em ruột hay ko). Ông ngoại em là vai em của ông cố anh ấy. Mẹ em vai em của nội anh ấy. Em vai em của cha anh ấy. Anh ấy kêu em là cô. Vậy luật sư cho em hỏi em và anh ấy có tiến tới hôn nhân được hay không ạ?
>>Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với 500+ Luật sư Hôn nhân gia đình trên toàn quốc.
1. Luật sư Nguyễn Định Tường trả lời:
Luật sư Nguyễn Định Tường hiện là Giám đốc Công ty Luật Tường & Cộng Sự. Luật sư Nguyễn Định Tường có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, tố tụng, thực hiện các thủ tục pháp lý và các hoạt động đại diện pháp luật khác, đặc biệt trong các lĩnh vực như: Đất đai, Dân sự, Hôn nhân & gia đình, Thừa kế, Hình sự, Doanh nghiệp…Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định khoản 18 Điều 3 Luật HNGĐ thì: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm
- Cha mẹ là đời thứ nhất
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai
- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy, trường hợp của bạn không thuộc phạm vi ba đời nên pháp luật vẫn cho phép việc hai bạn kết hôn với nhau.
2. Luật sư Dương Hoài Vân trả lời:
Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...
Chào bạn,dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Giả sử bạnlà A, bạn trai của bạn là B và căn cứ theo lời mô tả của bạn, Luật sư hiểu quanhệ trực hệ của các bạn như sau:
Bà cố của A <---- anh em ruột ----> Sơ của B
Ông ngoại của A Cố của B
Mẹ của A Nội của B
A Ba của B
B
Như vậy, căn cứ khoản 17, 18 Điều 3 LuậtHôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“17. Những người cùng dòng máu về trựchệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kiakế tiếp nhau”
“18. Những người có họ trong phạm vi bađời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị,em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, emcon chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”
Có thể kết luận, A thuộc phạm vi đời thứtư và B thuộc phạm vi đời thứ năm.
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hônnhân và Gia đình 2014 quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồnggiữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạmvi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹnuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với conriêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Do bạn thuộc phạmvi đời thứ tư và bạn trai của bạn thuộc phạm vi đời thứ năm nên các bạn khôngthuộc trường hợp bị cấm kết hôn.
Trân trọng./.
Luật sư Dương Hoài Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Vân HoàngMinh
SĐT: 0984499996
3. Luật sư Nguyễn Đình Thi trả lời:
Luật sư Nguyễn Đình Thi với nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp lý như các lĩnh vực: Hôn nhân & Gia đình, Đất đai, Doanh nghiệp, Hình sự, Lao động,.. Luật sư luôn tận tình hỗ trợ khách hàng khi có các thắc mắc về pháp lý.
chào bạn! luật sư tư vấn cho bạn như sau:
theo quy định của khoản 17 và 18 Điều 3 luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy đinh như sau:
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
với cách quy định như trên thì trong trường hợp này các bạn vẫn có thể kết hôn được vì quan hệ họ hàng của các bạn vượt quá phạm vi trực hệ 3 đời. Tuy nhiên, trước khi quyết định đi đến kết hôn với bạn trại hiện tại bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của những người trong gia đình để đi đến quyết định tốt nhất.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư