Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?
1. Đất phi nông nghiệp là gì?
Theo Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
>> Xem thêm: Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Đất phi nông nghiệp được cấp sổ đỏ như thế nào?
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đất phi nông nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013 như sau:
2.1 Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
“a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.”
>> Xem thêm:
- Top 10 Luật sư Nhà đất nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội.
- Top 10 Luật sư Nhà đất nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Theo Điều 101 Luật đất đai 2013:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
2.3 Trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất
Theo Khoản 1 Điều 102 Luật đất đai 2013, “tổ chức đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích”.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 102 Luật đất đai 2013 cũng quy định cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Không có tranh chấp;
c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Như vậy, việc cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho đất phi nông nghiệp sẽ được thực hiện theo các quy định tại Luật đất đai 2013 như nêu trên.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về sổ đỏ với 600+ Luật sư Nhà đất trên toàn quốc.
HỎI: THỦ TỤC LÀM SỔ ĐỎ CHO ĐẤT VƯỜN KHÔNG GIẤY TỜ DO ÔNG BÀ ĐỂ LẠI NHƯ THẾ NÀO?
Luật sư cho tôi hỏi 2 vấn đề: 1. Nhà tôi có mãnh vườn ở quê từ thời ông bà để lại (trước 1975), không có giấy tờ gì. Nay tôi muốn làm sổ đỏ, luật sư cho hỏi tôi phải làm hồ sơ như thế nào? 2. Mãnh vườn trên tôi muốn đứng tên làm sổ đỏ cụ thể sau: Ông nội tôi mất năm 1990, bà nội mất năm 1968, ông có 4 người con 1 trai là bố tôi mất năm 1982 và 3 người con gái đã có gia đình ra ở riêng. Nay tôi muốn làm sổ đỏ mãnh vườn trên do tôi đứng tên vì tôi là cháu đích tôn (bà con ai cũng đồng ý- không tranh chấp). Vậy tôi phải làm hồ sơ như thế nào, bắt đầu từ đâu? |
1. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn về làm sổ đổ cho đất vườn không có giấy tờ do ông bà để lại:
Chào anh!
Để làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước hết gia đình cần tập hợp những người thừa kế của ông bà ra văn phòng công chứng để cử một người đại diện đi xin cấp sổ. Sau đó thực hiện thủ tục đo vẽ, tường trình nguồn gốc nhà đất, kèm theo các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giấy tờ nhân thân như khai sinh, chứng tử, kết hôn...nộp cho Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện. Khi được cấp sổ ra Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đó những người thừa kế tặng cho hoặc từ chối nhận di sản để anh được nhận toàn bộ di sản. Sau đó anh mang văn bản khai nhận di sản đi cấp đổi sổ ra sổ tên anh tại chi nhánh VPĐK Đất đai.
2. Luật sư NGUYỄN ĐÌNH THI tư vấn về làm sổ đổ cho đất vườn không có giấy tờ do ông bà để lại:
Với câu hỏi của bạn thì luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của điều 99, điều 100 luật đất đai 2013 thì gia đình bạn muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất nêu trên thì bắt buộc phải có một trong những giấy tờ được nêu trong 2 điều luật trên là:
Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này.
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với quy định cứng của luật như trên thì gia đình bạn phải tìm những giấy tờ hợp lệ để được nhà nước cấp sổ đỏ cho thửa đất của gia đình mình đang sử dụng.
Thân mến.
HỎI: TẠI SAO CHA MẸ CHIA ĐẤT CHO CON MÀ KHÔNG ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ?
Cha mẹ có cắt đất cho tôi. Nhưng tôi chỉ đủ tiền mua được 100m vuông đất thổ cư. Đất dài 30m, ngang 7m. Nên tôi chỉ mua được 7m x 14m. Trừ 4m cuối đất có vướng hầm rút của nhà ba mẹ nên tính từ cuối đất lên 4m. Khi xong xuôi đóng đầy đủ tiền thổ cư. Hẹn 1 tháng có sổ. Nhưng đến nay đã trễ hơn 1 tháng vẫn chưa có sổ. Nên mẹ đã xuống tận nơi để hỏi. Thì giám đốc ở đó nói là đất bắt buộc phải mua thổ cư từ mặt đường vào thì mới được cấp sổ. Và nói đây là luật mới. Trong khi đó sổ của tôi vẫn là luật cũ khi chưa có luật mới. Tại sao trễ hẹn hơn 1 tháng rồi lại áp đặt sổ củ vào luật mới. Và ông giám đốc đó còn nói sợ dân bán đất cho dân trung quốc nên không cấp sổ. Xin cho hỏi những luật này có đúng như vậy không. Tôi rất bức xúc nhưng không biết phải kiếm ai nên mới mạnh dạn nhờ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!! |
1. Luật sư NGUYỄN SƠN TRUNG tư vấn:
Chào bạn!
Để tách thửa mỗi địa phương có những quy đinh riêng về diện tích tối thiểu tuy nhiên lý sợ dân bán cho trung quốc và phải mua thổ cư từ mặt đường vào mới được cấp sổ đỏ là lý do tào lao và không có một văn bản pháp luật nào quy định vậy...Bạn cần làm đơn khiểu nại về việc chậm cấp sổ đỏ lên ủy ban nhân dân huyện và công khai sự việc này lên công luật để được ủy ban có hướng chỉ đao giải quyết.
2. Luật sư ĐỔNG MÂY HỒNG TRÚNG tư vấn:
Thân chào bạn,
Với câu hỏi của bạn, Luật sư Đổng Mây Hồng Trúng giải đáp như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013;
- Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, công tác đo đạc diện tích đất chỉ có giá trị khi được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì thế, khi phát hiện hoặc có nghi ngờ về những sai sót, chênh lệch trong quá trình sử dụng đất, chủ thửa đất cần liên hệ với cơ quan địa chính tại địa phương để kiến nghị được đo đạc lại. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai (trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện việc đo đạc lại mảnh đất nói trên.
Thứ hai, về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, nếu bạn đảm bảo các điều kiện tại Điều 99 Luật đất đai 2013 sẽ đương nhiên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không bắt buộc phải mua thổ cư từ mặt đường.
“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Thứ ba, thời hạn được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (hay còn có tên gọi khác là Sổ đỏ) là không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian không quá 40 ngày.
→ Như vậy, nếu đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và đã hết thời hạn nhưng chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn có thể tiến hành thủ tục khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp bằng cách liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Luật sư: ĐỔNG MÂY HỒNG TRÚNG
Văn phòng luật sư Long Cường chi nhánh Gò Vấp
416/13 Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp, Tp.HCM
Lĩnh vực Đất Đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư