Quy định mới nhất của Luật Hôn nhân và gia đình về Thủ tục đăng ký kết hôn năm 2023
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:
- Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
- Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
Hôn nhân là kết quả của tình yêu, đây là sự kiện trọng đại trong đời của mỗi người. Bên cạnh nghi thức lễ cưới, việc đăng ký kết hôn cũng rất quan trọng để cuộc hôn nhân có giá trị về mặt pháp lý và được nhà nước công nhận. Vì vậy, để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì các cặp đôi phải đi đăng ký kết hôn.
1. Điều kiện và đăng ký kết hôn:
Theo Điều 8, 9 Luật hôn nhân gia đình quy định về điều kiện để được đăng ký kết hôn thì nam phải đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự và cả 2 tự nguyện quyết định việc đăng ký kết hôn.
Đồng thời việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật: tảo hôn, kết hôn cùng huyết thống, hôn nhân cận huyết, lừa dối kết hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Hiện này nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
>> Xem thêm: Những mối quan hệ không được kết hôn với nhau.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn:
Theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì để đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú của hai bên;
- Hộ chiếu hoặc CMND hoặc thẻ CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của hai bên;
Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải có:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký kết hôn thường trú cấp;
Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp;
- Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
- Đối với các cặp đôi đăng ký kết hôn tại nơi cư trú: sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Đối với những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện.
- Riêng hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho vợ chồng, mỗi bên được nhận 1 bản chính Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về Hồ sơ đăng ký kết hôn với 500+ Luật sư Hôn nhân.
4. Đăng ký kết hôn qua mạng
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều địa phương đã tiến hành thực hiện thủ tục hành chính qua mạng. Theo đó, để thực hiện việc đăng ký kết hôn qua mạng, công dân tại tỉnh, thành nào sẽ truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó để thực hiện các thao tác đăng ký kết hôn.
Sau khi đăng ký qua mạng thành công, các cặp đôi phải chú ý tin nhắn hoặc email để liên tục cập nhật tình hình hồ sơ của mình và xác nhận lại thông tin.
Lưu ý: Khi đi lấy kết quả, cặp đôi nam nữ phải cùng có mặt, mang đầy đủ bản chính để kiểm tra, đối chiếu và ký vào Tờ khai cũng như Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ hộ tịch.
Như vậy, trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất theo quy định của pháp luật mà iLAW gửi đến bạn đọc. Thủ tục được tiến hành tương đối đơn giản, vì vậy hai bên nam nữ nên đăng ký kết hôn để bảo đảm quyền và lợi ích của mình trong cuộc sống hôn nhân.
Nếu muốn tư vấn về luật Hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:
- Điện thoại : 0961 477 522
- Email: lshoasen18@gmail.com
- Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn các trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
HỎI: Bạn gái theo đạo mà tôi công tác trong quân đội thì có bị cấm kết hôn không?
Chào luật sư. Gia đình bạn gái của tôi có theo Đạo mà tôi đang công tác trong quân đội. Vậy luật sư cho hỏi nếu hai chúng tôi tiến tới hôn nhân thì tôi có bị kỷ luật gì không? Có cách nào để tôi không bị kỷ luật không, như khuyên bạn gái tôi bỏ Đạo có được không? Cảm ơn luật sư. |
Luật sư THÁI BÌNH DƯƠNG tư vấn:
Luật sư Thái Bình Dương là luật sư thuộc đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, tư pháp hộ tịch, doanh nghiệp, hành chính,...
Chào bạn
Với câu hỏi của bạn, đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành tôi đưa ra lời tư vấn sau để bạn tham khảo
Theo qui định của luật Hôn nhân và GIa đình hiện hành thì không cấm người đang công tác trong công an quân đội kết hôn với người theo đạo thiên chúa. Nên về mặt pháp lý các bạn có thể đến với nhau, tuy nhiên theo tôi được biết thì công an và quân đội họ có các cam kết riêng để bảo đảm an ninh quốc gia, bạn muốn biết nên hỏi lãnh đạo đơn vị để họ trao đổi trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Về việc nói bạn gái bỏ đạo theo tôi thì không nên vì theo tôi biết người theo đạo thiên chúa họ rất ngoan đạo, không từ bỏ đâu. Nếu vì tình yêu mà làm vậy thì gia đình bên vợ cũng không đồng ý, và như thế hai bạn có lấy nhau thì cũng khó được lòng bên vợ.
Một vài ý trao đổi cùng bạn, có gì chưa rõ bạn có thể gọi theo số sau để được tư vấn miễn phí.
Luật sư Dương ĐT: 0972 975 749
Thân ái.
HỎI: Bị cấm yêu đương và kết hôn vì có họ hàng xa.
Em và người yêu em bị gia đình bên nhà người yêu em (nhà gái) không cho tiếp tục mối quan hệ yêu đương vì bà nội em gọi bà nội em ấy là dì. Em với bạn gái em khác họ, tết nhất đi cúng tổ tiên không cùng nhà thờ tổ tính đến đời bạn gái em là 4 đời, em là 5 đời, có lấy được nhau không ạ? |
1. Luật sư NGUYỄN ĐÌNH THÁI HÙNG tư vấn:
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng có 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Luật sư có một nền tảng kinh nghiệm vững chắc trong nhiều lĩnh vực như: Hình sự, Dân sự, Thừa kế, Hôn nhân - gia đình, Đất đai, Lao động, Doanh nghiệp, Hành chính.
Theo luật thì bạn gái em đời thứ 4, em đời thứ 5 thì pháp luật không cấm, nhưng ở quê như vậy thường sẽ không được họ hàng chấp nhận là chuyện bình thường. Nếu 2 người thực sự yêu nhau thì nên thuyết phục gia đình! Chúc em thành công.
2. Luật sư NGUYỄN MINH THI tư vấn:
Luật sư Nguyễn Minh Thi - Giám đốc Công ty luật TNHH MTV Trung An.
Luật sư Thi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động pháp luật, tham gia tố tụng tại tòa án và tư vấn pháp lý thường xuyên trong các lĩnh vực như: Hình sự, Dân sự, Di chúc - Thừa kế, Hôn nhân & Gia đình, Doanh nghiệp, Hành chính, Nhà đất - Xây dựng, đất đai, Hợp đồng dân sự + kinh tế, Lao động,... Ngoài ra, luật sư còn đại diện ngoài tố tụng giúp khách hàng đàm phán, thương lượng ký kết hợp đồng kinh tế.
Chào bạn!
Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy của Luật này, chẳng hạn như:
- Kết hôn giả tạo,
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trường hợp của bạn không nằm trong phạm vi ba đời nên được quyền kết hôn theo luật. Tuy nhiên, có thể do truyền thống của gia đình hai bên còn gần gủi nên ông bà bên người yêu của bạn không cho tiếp tục mối quan hệ yêu đương.
Thân chào.
HỎI: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI CHỒNG CÓ QUỐC TỊCH PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
Em xin nhờ các luật sư tư vấn thủ tục và dịch vụ liên quan đến vấn đề kết hôn với người quốc tịch Pháp và xin visa nhập cảnh khi có chứng nhận kết hôn, bao gồm các vấn đề sau: 1. Giấy tờ hồ sơ cần cung cấp của 2 bên (nam đã ly hôn). Phía nước ngoài cần bản chính hay bản sao chứng thực? 2. Trình tự thực hiện và ước lượng khoảng thời gian cấp giấy chứng nhận. 3. Có thể xin visa nhập cảnh trong thời điểm hiện nay (với lý do nhận giấy chứng nhận kết hôn hay mục đích cá nhân nào khác) không? Nếu có thể, thời gian bao lâu và thủ tục tương ứng gồm những gì ạ? 4. Xin cho em báo giá dịch vụ trọn gói cho các vấn đề trên. Em xin cám ơn sự tư vấn của luật sư.
Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với chồng có quốc tịch Pháp:
Chào bạn!
Trong câu hỏi bạn không nói rõ bạn thực hiện thủ tục kết hôn tại đâu (cơ quan có thẩm quyền của Việt nam hay cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam) nên chúng tôi chưa thể tư vấn được. Bởi vì, việc bạn kết hôn ở đâu liên quan đến các quy định của nước đó. Chúng tôi chỉ có thể tư vấn các quy định của pháp luật Việt Nam khi bạn đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam.
SĐT liên hệ (zalo) 0977761893
Luật sư Phạm Đức Huy.
TIN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình
Danh bạ 500+ Luật sư Hôn nhân gia đình
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định mới nhất hiện nay
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư