SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Trong mối quan hệ
với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn, có sự phụ
thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Cụ thể tại Điều
3 Bộ luật lao động 2019 định nghĩa về người lao động và người sử đụng lao động
như sau:
“Người lao động
là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”
“Người sử dụng
lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có
thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp
người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”
Từ định nghĩa của
Bộ luật Lao động ta có thể thấy được sự khác biệt trong mối quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động và các chủ thể trong các quan hệ giao dịch,
hợp đồng khác. Trong mối quan hệ này, người lao động có sự phụ thuộc rất lớn
vào người sử dụng lao động, cụ thể:
1. Sự
phụ thuộc vào mặt kinh tế
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động sở hữu lợi thế lớn về mặt kinh tế. Bản chất của quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ mua bán sức lao động. Do đó, người lao động tham gia quan hệ lao động với mục đích bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động thông qua quá trình lao động để kiếm thu nhập phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Ngược lại người sử dụng lao động chính là bên trả tiền lương cho họ, có thể nói người sử dụng lao động nắm giữ trong tay kế sinh nhai của người lao động vì vậy để kiếm sống người lao động buộc phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động.
2. Sự
phụ thuộc về mặt tổ chức
Trong quan hệ việc
làm người lao động không chỉ bị chi phối về kinh tế mà còn bị chi phối về mặt tổ
chức. Tổ chức doanh nghiệp cũng có thể được xem là một xã hội thu nhỏ, trong đó
người sử dụng lao động nắm quyền lực cao nhất, mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động trong doanh nghiệp là mối quan hệ cấp trên – cấp dưới,
chủ - nhân viên và là một mối quan hệ dựa trên sự phục tùng, mệnh lệnh theo đó
người lao động có nghĩa vụ phục tùng theo yêu cầu của người sử dụng lao động, tuy
nhiên phải trong phạm vi pháp luật. Khi làm việc, người lao động phải thực hiện
theo đúng nội quy, quy định, nguyên tắc theo sự thiết lập của người sử dụng lao
động. Thông qua các quyết định và cách hành xử của mình, người sử dụng lao động
có thể nâng cao hoặc hạ thấp vị thế của người lao động. Người sử dụng lao động
là chủ thể có quyền quản lý, giám sát, yêu cầu người lao động phải làm việc
theo tiêu chuẩn mà mình đề ra. Người sử dụng lao động cũng có quyền khen thưởng
cũng như kỷ luật người lao động.
Tuy nhiên, trong
một số trường hợp đặc biệt những nhân viên có trình độ cao, năng lực giỏi sẽ có
nhiều lợi thế và có vị thế cân bằng hơn với người lao động. Nhìn chung, tại Việt
Nam người lao động luôn là bên yếu thế hơn, đặc biệt hiện nay với dân số đông
nguồn cung lao động luôn dồi dào mặc dù đã tăng nhanh nhưng số lương doanh nghiệp
so với lao động vẫn có sự chênh lệch.
Sự bất bình đẳng này là thực tế khách quan và mang tính lịch sử, bởi lẽ người sử dụng lao động là bên bỏ tiền để mua sức lao động của người lao động, là chủ sở hữu của tư liệu sản xuất vì vậy họ có những quyền hạn nhất định để đảm bảo lợi ích của mình. Đồng thời, tính tất yếu khách quan của quá trình lao động là phải có chủ, có tổ chức điều hành thì mới có một tập thể lao động. Xã hội đã phát triển và đi từ thời kì nô lệ (phục tùng tuyệt đối) sang đến nay (phục tùng trong phạm vi pháp luật) do đó mọi hoạt động thuộc hành vi quản lý của người sử dụng lao động phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi quản lý lao động của mình.
Như vậy, để tạo
ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động của nước ta đã có những
quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng
lao động. Có thể nói pháp luật về lao động đã cố gắng hết sức để có thể bảo vệ người
lao động trong mối quan hệ bất bình đẳng này.
Trên đây là nội dung bài viết sự bất bình đẳng
giữa người lao động và người sử dụng lao động; V&HM Law gửi đến bạn đọc,
nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật,
bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện
thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân)
hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
tại: 422 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn
phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A
Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng.
HỎI: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC NHƯ THẾ NÀO?
Chào Luật sư,
Nhờ luật sư giải đáp vấn đề này với ạ. Tôi có xin vào làm việc tại Công ty xây dựng HP. Khi vào làm tôi có ký hợp đồng lao động 12 tháng, trong đó thử việc 2 tháng. Tôi làm được 01 tháng thì thấy công việc không phù hợp nên đề xuất chấm dứt Hợp đồng lao động và yêu cầu công ty trả tiền lương thử việc của 01 tháng. Tuy nhiên, công ty lấy lý do là tôi không báo trước về việc chấm dứt nên phải bồi thường để không trả tiền lương cho tôi. Tôi muốn hỏi là tôi chấm dứt Hợp đồng lao động khi đang thử việc có phải thông báo trước và bồi thường hay không?
Luật sư LÊ CAO giải đáp vấn đề chấm dứt hợp đồng thử việc như thế nào?
Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:
[1]. Về việc chấm dứt Hợp đồng lao động có nội dung thử việc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 về thử việc thì:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Và Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định:“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Đồng thời, một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Khoản 13 Điều 34 Bộ luật lao động 2019 là:
“Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”.
Như vậy, nếu bạn không muốn tiếp tục thử việc thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động có nội dung thử việc đã ký kết với Công ty mà không cần báo trước và cũng không phải bồi thường.
[2] Về việc công ty không thanh toán tiền lương thử việc
Nguyên tắc trả lương được nêu rõ cho tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 như sau: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”.
Bên cạnh đó, Điều 102 Bộ luật lao động 2019 cũng chỉ cho phép Công ty khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Do đó, việc Công ty không thanh toán tiền lương cho bạn trong thời gian thử việc vì lý do bạn không thông báo trước việc chấm dứt Hợp đồng lao động là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Qúy Khách.
Nguyễn Thị Sương – Công ty Luật FDVN
………………..
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Số 19 đường V.I Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Luật sư Lê Cao.
HỎI: NGHỈ VIỆC RÀNG BUỘC HỢP ĐỒNG
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Căn cứ quy định của pháp luật, hợp đồng lao động thời hạn 5 năm khi nghỉ việc báo trước 30 ngày và có lý do nghỉ theo luật định (Điều 37 Bộ luật lao động 2012), hoặc Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), người lao động có thể được nghỉ việc mà không cần lý do, chỉ cần tuân thủ về thời gian báo trước; tùy thuộc thời điểm bạn ký hợp đồng lao động trước hay sau ngày 01/01/2021;
Tuy n hiên tùy từng vị trí công việc phía doanh nghiệp có các chế độ ưu đãi khác nhau, trường hợp của bạn công ty ký hợp đồng 05 năm và có điều khoản là "nếu tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bồi thường 6 tháng tiền lương", tức là thời điểm ký công ty có ưu đãi gì đó hoặc có chính sách đào tạo cho bạn nên mới ràng buộc thời gian 5 năm hoặc phải bồi thường, công việc của bạn ảnh hưởng đến kế hoạch công việc của công ty;
Do bạn đã ký kết nên phải tuân thủ, nếu phía công ty khởi kiện bạn phải bồi thường;
Tốt nhất bạn nên trao đổi, thỏa thuận để giải quyết ổn thỏa, không đẩy cao các mâu thuẫn bất lợi cho bạn.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Lĩnh vực Lao Động
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư