LAO ĐỘNG
Công ty tôi hiện đang chuẩn bị ký một số hợp đồng với công ty nước ngoài. Vậy cho tôi hỏi: đối với hợp đồng ký với công ty nước ngoài thì có cần phải có con dấu và chữ ký thì hợp đồng mới hợp lệ không ạ?
4 Luật sư trả lời
Luật sư trả lời như sau:
Theo quy định khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định doanh nghiệp phải sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Đồng nghĩa rằng pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu trong các giao dịch mà các bên có thoả thuận về việc sử dụng dấu.
Do đó, doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải sử dụng con dấu của doanh nghiệp đối với những giao dịch theo quy định pháp luật.
Còn đối với những giao dịch mà các bên có thể thoả thuận có hoặc không sử dụng con dấu thì không bắt buộc phải sử dụng dấu để giao dịch hợp đồng với công ty nước ngoài.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào Anh/Chị,
Hợp đồng ký kết với công ty nước ngoài cần tuân thủ cả quy định pháp luật Việt Nam và luật áp dụng được thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Dưới đây là phân tích chi tiết để xác định liệu con dấu và chữ ký có bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực hay không.
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015:
- Điều 117: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
- Điều 119: Giao dịch dân sự không nhất thiết phải lập thành văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Luật Thương mại 2005:
- Điều 24: Hợp đồng thương mại có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG): Nếu các bên áp dụng Công ước này, hợp đồng không bắt buộc phải có con dấu để có hiệu lực, trừ khi luật quốc gia yêu cầu.
2. Chữ ký và con dấu trong hợp đồng với công ty nước ngoài
2.1. Chữ ký:
- Bắt buộc phải có chữ ký của các bên đại diện hợp pháp để hợp đồng có hiệu lực.
- Chữ ký có thể được thực hiện bằng tay, bằng chữ ký số, hoặc bằng các phương thức được các bên công nhận là hợp lệ.
2.2. Con dấu:
- Không bắt buộc phải có con dấu, trừ khi pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên quy định bắt buộc.
- Theo pháp luật Việt Nam (Nghị định 130/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử), đối với các giao dịch thương mại quốc tế, việc sử dụng con dấu có thể không cần thiết nếu hai bên đã thỏa thuận và công nhận tính pháp lý của hợp đồng.
3. Hợp đồng với công ty nước ngoài cần lưu ý:
3.1. Ngôn ngữ hợp đồng:
- Hợp đồng phải được lập bằng ngôn ngữ mà các bên thỏa thuận, thường là tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chung của các bên.
- Nếu có tranh chấp tại Việt Nam, cần có bản dịch hợp đồng sang tiếng Việt để nộp cho cơ quan chức năng.
3.2. Luật áp dụng:
- Hợp đồng cần ghi rõ luật áp dụng (luật Việt Nam, luật nước ngoài hoặc luật quốc tế).
- Nếu không ghi rõ, quy định của pháp luật quốc gia nơi hợp đồng được thực hiện sẽ được áp dụng.
3.3. Hình thức hợp đồng:
- Hợp đồng có thể ký trực tiếp, gửi qua bưu điện, email, hoặc ký điện tử nếu hai bên thỏa thuận chấp nhận hình thức này.
4. Lời khuyên:
Đối với chữ ký:
- Luôn đảm bảo chữ ký trên hợp đồng là của người đại diện hợp pháp theo pháp luật của mỗi bên.
- Nếu bên nước ngoài sử dụng chữ ký số, cần xác minh chữ ký đó hợp lệ và có giá trị pháp lý.
Đối với con dấu:
- Không bắt buộc phải đóng dấu đối với hợp đồng với công ty nước ngoài, trừ khi:
- Luật nước ngoài yêu cầu hợp đồng phải có dấu.
- Các bên đã thỏa thuận trước đó về việc sử dụng con dấu.
- Không bắt buộc phải đóng dấu đối với hợp đồng với công ty nước ngoài, trừ khi:
Xác nhận tính pháp lý của hợp đồng:
- Đảm bảo hợp đồng có đầy đủ các nội dung cơ bản như: thông tin các bên, đối tượng, quyền và nghĩa vụ, điều kiện thanh toán, giải quyết tranh chấp…
- Có thể công chứng hoặc chứng thực hợp đồng (nếu cần thiết) để tăng tính pháp lý.
5. Kết luận
- Chữ ký là yếu tố bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
- Con dấu không bắt buộc, trừ khi có quy định pháp luật hoặc thỏa thuận riêng giữa các bên.
Trên đây là nội dung tư vấn . Nếu cần hỗ trợ kiểm tra hoặc soạn thảo hợp đồng, Anh/Chị vui lòng liên hệ Thạc sĩ - Luật sư - Trọng tài viên Nguyễn Thành Tựu qua số 0919.195.939 (Zalo) hoặc truy cập website: nvcs.vn.
Luật sư NGUYỄN THÀNH TỰU.
Chào bạn,
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của
doanh nghiệp như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc
dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình
thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị
khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định
của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu
trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp
đều phải đóng dấu trong hợp đồng. Theo đó, phải sử dụng con dấu trong 03 trường
hợp:
- Khi pháp luật quy định phải sử dụng;
- Điều lệ công ty có quy định;
- Các bên thỏa thuận sử dụng con dấu.
Khi ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài, bạn cần
kiểm tra xem có thỏa thuận sử dụng con dấu hay không, hoặc điều lệ công ty có
yêu cầu sử dụng con dấu khi giao kết hợp đồng. Nếu điều lệ hoặc thỏa thuận yêu
cầu sử dụng con dấu, thì các bên phải tuân thủ. Nếu điều lệ hoặc thỏa thuận
không có yêu cầu sử dụng con dấu, hợp đồng vẫn có hiệu lực chỉ cần chữ ký hợp lệ
của các bên.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng
tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì,
thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Văn phòng Luật sư Triển
Luật, sau đây là ý kiến pháp lý của chúng tôi như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp
2020 về dấu của doanh nghiệp:
“3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định
của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu
trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải sử dụng con dấu
của doanh nghiệp đối với những giao dịch theo quy định pháp luật. Còn đối với
những giao dịch mà các bên có thể thoả thuận có hoặc không sử dụng con dấu thì
không bắt buộc phải sử dụng dấu để giao dịch hợp đồng với công ty nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của Văn phòng Luật
sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các
vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số
213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên
hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư