doanh nghiệp
ôi muốn hỏi vấn đề sau đây: Khi đọc nhiều bài báo tôi có thấy khái niệm công ty mẹ, công ty con xuất hiện rất nhiều mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tôi muốn hỏi vấn đề sau đây ạ: Theo quy định hiện hành thì công ty con là công ty cổ phần có được mua cổ phần của công ty mẹ hay không?
5 Luật sư trả lời
Chào Anh/Chị,
Vấn đề công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ hay không được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định về công ty mẹ, công ty con và các hạn chế trong hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty này.
2. Quy định về việc công ty con mua cổ phần của công ty mẹ:
Theo khoản 3, Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty con không được góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Quy định này nhằm tránh các xung đột lợi ích và các giao dịch nội bộ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư, và bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Ý nghĩa của quy định:
- Tránh hiện tượng sở hữu chéo, lạm dụng tài sản của công ty con để tạo lợi ích cho công ty mẹ.
- Bảo vệ tài sản của công ty con, cổ đông thiểu số và các bên liên quan.
3. Trường hợp ngoại lệ:
- Quy định này không áp dụng với các giao dịch hợp pháp không phải là việc góp vốn, mua cổ phần, ví dụ:
- Giao dịch thương mại thông thường giữa công ty mẹ và công ty con.
- Hợp đồng kinh tế hoặc hợp tác theo điều kiện thị trường.
4. Hậu quả pháp lý nếu vi phạm quy định:
Nếu công ty con mua cổ phần của công ty mẹ:
- Giao dịch bị vô hiệu: Theo quy định pháp luật, giao dịch mua cổ phần vi phạm sẽ bị tuyên vô hiệu.
- Xử phạt hành chính: Công ty mẹ, công ty con hoặc người đại diện theo pháp luật của hai bên có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định pháp luật liên quan.
- Bồi thường thiệt hại: Các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do giao dịch vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường.
5. Lời khuyên:
- Không thực hiện giao dịch mua cổ phần vi phạm: Để tránh rủi ro pháp lý và các hậu quả bất lợi.
- Tham vấn chuyên gia pháp lý: Khi cần thực hiện các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh các hình thức bị coi là sở hữu chéo.
Trên đây là nội dung tư vấn . Nếu cần hỗ trợ chi tiết hoặc giải đáp thêm, Anh/Chị vui lòng liên hệ Thạc sĩ - Luật sư - Trọng tài viên Nguyễn Thành Tựu qua số điện thoại 0919.195.939 (Zalo) hoặc truy cập website: nvcs.vn.
Luật sư NGUYỄN THÀNH TỰU.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 điều 195 Luật doanh nghiệp 2020:
Điều 195. Công ty mẹ, công ty con
…
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
…”
Theo quy định trên, pháp luật không cho phép công ty con được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Do đó, công ty mẹ và công ty con không thể cùng góp vốn để sở hữu chéo lẫn nhau.
Mọi vấn đề thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Chào bạn,
Căn cứ khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. …”
Như vậy, theo quy định hiện hành thì với trường hợp
một công ty nếu được xác định là công ty con của một công ty khác (gọi là công
ty mẹ) thì không được mua cổ phần của công ty mẹ.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng
tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì,
thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Căn cứ khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ; các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Văn phòng Luật sư Triển
Luật, sau đây là ý kiến pháp lý của chúng tôi như sau:
Đối với vấn đề công ty con có được mua cổ phần của công
ty mẹ hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2020 thì
công ty con không được phép mua cổ phần của công ty mẹ để tránh việc sở hữu
chồng chéo giữa các công ty với nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của Văn phòng luật
sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các
vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số
213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên
hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư