Thủ tục giám định thương tật được thực hiện như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân. LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
Giám định thương tật là gì? Thủ tục giám định thương tật được thực hiện như thế nào theo quy định?
Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định “Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Theo đó, giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn và các phương pháp nghiệp vụ. Kết quả giám định về tỷ lệ thương tật là một trong các cơ sở để xác định hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có quyền yêu cầu giám định thương tật bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Trong đó, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Do đó, đối với việc giám định thương tật trong vụ án hình sự để xác định trách nhiệm hình sự thì thẩm quyền yêu cầu giám định thương tật thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Về thời hạn thực hiện giám định, Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
“1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.”
Về chi phí giám định, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp 2012.
Nếu cần tư vấn luật Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Bào chữa
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư