Hùn vốn chung làm ăn
3 Luật sư trả lời
Chào bạn, căn cứ vào thông
tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của bạn, nếu đối tác đã ký
kết thỏa thuận và không thực hiện đúng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
1/ Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng
Biện pháp này bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp
các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng. Điều 352 Bộ luật dân sự 2015 quy
định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ:
“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.”
Như vậy, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp
đồng được thừa nhận. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa
vụ cụ thể. Ngoài ra, Luật
thương mại 2005 quy định áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng
hợp đồng cho nghĩa vụ giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng
nên có phạm vi rất rộng. Để nguyên tắc này hiệu quả hơn chúng ta nên bổ sung
những quy phạm cho phép Tòa án áp dụng chế tài phạt nếu bên có
nghĩa vụ vẫn không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quyết định của Tòa án.
2/ Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm
phát sinh thiệt hại và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra.
Pháp luật dân sự vẫn yêu cầu yếu tố “lỗi” bên
cạnh ba yếu tố khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi hội đủ ba
điều kiện sau (nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm): Có việc không thực
hiện đúng hợp đồng, có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và
việc không thực hiện đúng hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi
phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ được xác định theo
Điều 419 Bộ luật
dân sự 2015
“1.
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo
quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2.
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có
nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà
không trùng lập với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án
quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Nhìn chung các hệ thống luật hiện nay cho
phép bồi thường những lợi nhuận đáng lẽ bên có quyền được hưởng nếu hợp đồng
được thực hiện.
3/ Yêu cầu trả lãi chậm thanh toán
Đa phần hợp đồng hiện làm phát sinh nghĩa vụ
thanh toán một khoản tiền. Theo Bộ luật dân sự 2015,
khi chậm trả thì bên chậm trả phải chịu lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước
công bố trong khi đó lãi suất cho vay ở các ngân hàng khác lại cao hơn mức lãi
suất này. Như vậy, người phải thanh toán nợ đến hạn có lợi hơn khi họ chịu lãi
chậm trả so với việc họ trả đúng hạn bằng cách đi vay nơi khác.
Theo pháp luật thương mại, lãi chậm trả là
4/ Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là một quyền năng theo đó bên
có quyền được nắm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ của mình. Đối tượng của quyền cầm giữ trong Bộ luật dân sự 2015 hiện nay là “tài
sản”. Việc cầm giữ giấy tờ liên quan đến tài sản cũng rất hiệu quả. Bộ luật dân sự 2015 mới mở rộng
theo hướng cho phép cầm giữ cả giấy tờ liên quan đến tài sản, đối tượng của hợp
đồng quy định tại Điều 412 Về cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ:
”Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.”
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM
KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp
luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân
Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài
Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
Chào bạn!
Trong trường hợp của bạn phải xem hợp đồng có quy định về tình trạng bất khả kháng hay không (tình trạng chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh...) nếu như không có quy định thì phải xét đến vấn đề dịch bệnh có được tuyên bố bằng một văn bản của nhà nước hay không. Nói chung là trong tình trạng dịch bệnh này các ngành nghề kinh doanh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nên tôi nghĩ rằng bạn nên linh động.
Trong trường hợp người đó cố tình đóng cửa quán thì tất cả quyền và lợi ích của bạn được giải quyết trên cơ sở hợp đồng. vì trong tay tôi không có hợp đồng nên không thể tư vấn chính xác cho bạn được.
bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi để được tư vấn chính xác bạn nhé
Luật sư Nguyễn Sơn Trung.
Chào bạn,
Nội dung bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Như bạn mô tả sau khi làm được 7 tháng thì bây đối tác lại lấy lí do dịch bệnh và không muốn chi trả số tiền 14tr/ tháng nữa. Đòi bạn phải hạ mức tiền lợi nhuận xuống nếu không sẽ đóng cửa quán và không hoạt động tiếp;
Vậy bạn cần xem xét đúng là do dịch hay không, nếu là đúng bạn cần chia sẻ khi khó khăn với đối tác;
Nếu không thì phải có bằng chứng như là quán vẫn mở bình thường, lượng khách và doanh thu không biến động nhiều,... mới có căn cứ nói chuyện về việc có vi phạm hợp đồng hay không;
Các câu hỏi của bạn Nếu đền bù sẽ thế nào ? Và khởi kiện thì
đối tác có đang được tính là người không có khả năng chi trả khoản nợ
này không ?
- Và trường hợp nếu đối tác cố tình đóng cửa quán không hoạt động nữa
thì em sẽ phải xử lí thế nào ? Toàn bộ quán có phải làm giấy tờ sang
nhượng gì để em toàn quyền sở hữu hay không ? phải căn cứ vào nội dung hợp đồng quy định và các thỏa thuận khác nếu có để giải quyết, do đó bạn đem hợp đồng đã ký cho người am hiểu xem hướng dẫn cho bạn;
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư