Tư vấn đầu tư
Xin chào luật sư, Em đang làm pháp chế cho doanh nghiệp. Em có trường hợp này cần được tư vấn, rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía luật sư. Công ty sếp em đang cần chuyển đổi loại hình kinh doanh từ công ty chế xuất sang công ty chịu thuế thông thường. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (gửi kèm) Mong luật sư cho em vài lời khuyên phải làm gì để có thể chuyển đổi? Em xin cảm ơn, Trân trọng,
2 Luật sư trả lời
Chào bạn, trường hợp của bạn:
- Cần đặc biệt lưu ý về tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 78 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
\"Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại
1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX:
a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan hải quan;
b) Cơ quan hải quan, DNCX thực hiện thủ tục hải quan theo từng biện pháp xử lý;
c) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.\"
Tuy nhiên trong thời gian doanh nghiệp đã chốt số liệu với cơ quan hải quan chờ cấp có thẩm quyền cấp phép, doanh nghiệp nếu tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu sẽ mở theo loại hình tương ứng với loại hình doanh nghiệp và làm công văn cam kết nêu rõ lý do, cam kết thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhà nước của loại hình doanh nghiệp mới.
- Trong Công văn số 4210/TCT-KK ngày 15/09/2016 của Tổng Cục thuế hướng dẫn:
\"Trước khi chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp không hưởng chính sách doanh nghiệp chế xuất, Công ty đã nộp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện thủ tục thanh khoản theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Nếu các tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu nêu trên sau đó vẫn tiếp tục phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sau chuyển đổi thì Công ty được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với giá trị còn lại của tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu nêu trên theo quy định\".
Như vậy, với những NVL và TSCĐ vẫn đang tiếp tục hoạt động tại Công ty bạn thì được kê khai khấu trừ số thuế GTGT đã nộp tương ứng với giá trị còn lại của tài sản.
Trên đây là những nội dung cần lưu ý khi bạn thực hiện việc chuyển loại hình doanh nghiệp cho công ty bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được làm rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Trần Xuân Thành
Luật sư Trần Xuân Thành.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc. Vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
-Căn cứ Khoản 1, Điều 78 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định:
“Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại
1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX:
a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan hải quan;
b) Cơ quan hải quan, DNCX thực hiện thủ tục hải quan theo từng biện pháp xử lý;
c) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi”.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp Doanh nghiệp bạn chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX, doanh nghiệp bạn cần xác định những tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan hải quan. Việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Về nguyên tắc khai báo thuế GTGT khâu nhập khẩu được thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý và kê khai với cơ quan Thuế nội địa khi tiêu thụ hay sản xuất thành sản phẩm mua bán nội địa.
Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.
Trân trọng.
Luật sư, Trần Đình Lợi
Luật sư Trần Đình Lợi.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư