Thừa kế
Tôi muốn được bạn giải đáp. Gia đình tôi có năm người, bố mẹ tôi sinh được 03 chị em tôi. Cả 03 chị em tôi đều đã có gia đình ở riêng, và hộ khẩu riêng. Bố mẹ tôi có căn nhà ở Q15 quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh. Bố tôi mới mất. Gia đình tôi chưa khai di sản thừa kế. Mẹ tôi bị bệnh nằm một chỗ và không thể giữ giấy tờ nhà được. Vì vậy tôi muốn hỏi về việc giữ giấy tờ nhà. Vì bố tôi mất gia đình tôi chưa khai di sản thừa kế nên tài sản lúc này là tài sản chung. Vậy, ai sẽ là người được giữ giấy tờ nhà? Nếu như người giữ giấy tờ tài sản chung này lén lút mang giấy tờ nhà đi thế chấp thì phải làm thế nào?
3 Luật sư trả lời
Luật sư tư vấn vấn đề của bạn như sau: Người quản lý di sản được xác định theo quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Như vậy, nhà bạn có thể chỉ định 01 người để quản lý giấy tờ và việc chỉ định này nên được lập thành văn bản, trong văn bản thoả thuận nên quy định các quyền và nghĩa vụ của người được giao quản lý giấy tờ.
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về vấn đề này, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn vừa mất, có để lại di sản nhưng không lập di chúc. Theo quy định pháp luật, trường hợp này, những người thừa kế của bố bạn có thể thoả thuận với nhau về việc cử người quản lý di sản và người quản lý di sản cũng là người giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên của bố, mẹ bạn, nên một trong những người anh, em của bạn không thể mang nhà đất đi thế chấp được. Thực tế cho thấy, mọi người cũng rất e ngại, không muốn nhận thế chấp tài sản đang đứng tên người đã chết và chưa khai nhận di sản thừa kế.
Trường hợp một trong những người anh, em của bạn mang nhà đất đi thế chấp và có người nhận thế chấp, thì bạn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp đó vô hiệu và bên nhận thế chấp phải trả lại giấy chứng nhận cho gia đình bạn.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Chào bạn, VPLS chúng tôi giải
đáp như sau:
Thứ nhất, cần xác
định cha bạn có để lại di chúc hợp pháp nào hay không?. Trường hợp có di chúc và
di chúc đó là hợp pháp, thì di sản thừa kế của cha bạn sẽ được chia theo nội
dung di chúc; nếu không có di chúc/hoặc di chúc đó không hợp pháp, thì di sản
sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của
cha bạn gồm: cha mẹ của cha bạn (tức ông bà nội của bạn nếu họ còn sống), mẹ bạn
và ba chị em bạn (Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
Thứ hai, cần xác
định phần di sản thừa kế của cha bạn trong khối tài sản chung với mẹ bạn. Theo
thông tin bạn cung cấp, cha mẹ bạn đang đứng tên sở hữu một căn nhà tại phường
15, quận Tân Bình TPHCM. Do đó, di sản thừa kế của cha bạn được xác định là ½
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với căn nhà này; mẹ bạn có quyền sở
hữu và sử dụng đối với ½ căn nhà còn lại.
Thứ ba, về tình
trạng sức khỏe của mẹ bạn, nếu mẹ bạn bị bệnh nhưng vẫn có khả năng ngồi, đọc,
viết và nghe hiểu, gia đình bạn có thể yêu cầu công chứng viên đến tận nơi để
thực hiện thủ tục công chứng các văn bản liên quan đến việc khai nhận di sản
thừa kế và tường trình nhân thân hoặc các yêu cầu công chứng khác có liên quan.
Trong trường hợp mẹ bạn mất khả năng nhận thức, không còn khả năng thực hiện
các hành vi dân sự, gia đình bạn cần làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mẹ bạn
mất năng lực hành vi dân sự và chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám
hộ trước khi thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế của cha bạn.
Thứ tư, đối với câu hỏi của bạn, trong trường hợp các đồng thừa kế của cha bạn chưa
thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đăng ký biến động trên Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
thì không một cá nhân nào có thể thực hiện giao dịch thế chấp hoặc chuyển
nhượng đối với bất động sản này, ngay cả khi người đó đang giữ bản chính giấy
tờ nhà đất. Tuy nhiên, do bản chính giấy tờ nhà đất là tài liệu bắt buộc trong
hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, gia đình bạn nên giao giấy tờ này cho một cá
nhân đáng tin cậy để tránh phát sinh các vấn đề pháp lý phức tạp trong tương
lai.
Trên đây là nội dung
tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về
vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý
khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2)
Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ:
0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư