giấy tờ mở công ty
5 Luật sư trả lời
Xin chào bạn Hùng
Cám ơn bạn đã đặt câu hởi với Luật sư. dựa trên câu hỏi bạn đặt ra, LS chưa hiểu rõ lắm mục tiêu câu hỏi bạn cần giải đáp là gì. là về ngành nghề kinh doanh nên đăng ký thêm hay là loại hình doanh nghiệp.
Vì bạn đề cập đến việc "hình thức kinh doanh để có thể soạn lên hợp đồng mua bán phù hợp với sản phẩm" do đó Luật sư xin mạo muội giả định rằng bạn đnag hỏi về Loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định pháp luật về Doanh nghiệp hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước
-Doanh nghiệp tư nhân
-Công ty Cổ phần
-Cty TNHH Một Thành viên
-Cty TNHH Hai thành viên trở lên ,
-Cty Hợp danh.
Theo tính câu hỏi của bạn, LS cho rằng mô hình Cty TNHH Một thành viên hoặc, Cty TNHH hai thành viên trở lên thì phù hợp với doanh nghiệp start-up như bạn đnag mong muốn.
về Cty TNHH Một thành viên:
Theo quy định tại điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm: Bạn là Chủ duy nhất nên rất linh hoạt và Chủ động trong mọi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm việc Quản trị lẫn chiến lược kinh doanh, lẫn tự chịu trách nhiệm (hữu hạn) mọi mặt.
Nhược điểm: Đôi khi bạn sẽ bế tắc trong việc huy động vốn; Không có sự chia sẻ rủi ro và trách nhiêm; Thiếu sự tham chiếu và nguồn lực hỗ trợ về quản trị và Chiến lược kinh doanh ...
Về Cty TNHH hai thành viên trở lên:
heo quy định tại điều 46 Luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty có thể giảm hoặc tăng vốn điều lệ.
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
Ưu điểm: Đây sẽ là mô hình phù hợp nhất nếu bạn thành lập doanh nghiệp có sự hùn hạp với người khác. Có sự chia sẻ rủi ro, chia sẻ trách nhiệm; có sự hỗ trợ về vốn; có sự tham chiếu và nguồn lực hỗ trờ về quản trị và chiến lược ...
Nhược điểm: Đôi khi có sự bất đồng ý kiến về nhiêu vân đề của doanh nghiệp, bao gồm cả sự lựa chon đối tác khách hàng; tranh chấp dễ nảy sinh dẫn đên việc làm xấu đi mối quan hệ nội bộ thành viên nếu khg có sự quản trị và hợp tác tốt;...
Trở lại câu hỏi của bạn, LS gợi ý mô hình Cty TNHH một TV hoạc Cty TNHH hai TV trở lên thì phù hợp cho doanh nghiep mơi start-up, việc soạn thảo HĐ mua bán phù hợp sản phẩm thì dù là loại hình doanh nghiệp Cty TNHH (Một hoặc hai TV trở lên) hoặc Cty Cổ phần , hay DN tư nhân ...thì đều dễ dàng và không có gì khó khăn, vấn đề là mô hình quản trị nội bộ của Doanh nghiêp (theo Điều lệ doanh nghiệp/ Sự ủy quyền ...) mà thôi.
Hy vọng rằng câu trả lời hưu ích cho điều bạn đang bâng khuâng. Mọi thắc mắc thêm hoặc yêu cầu trả lời theo ý khác (vì câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm) thì cơ thể lien hệ trực tiếp LS Tâm Võ theo sđt 0903662009.
Trân trọng
Luật sư Tâm Võ.
Chào bạn !
Bạn cần xác định rõ quy mô và hướng phát triển để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho thuận lợi cho việc phát triển sau này.... Còn đối với hình thức kinh doanh bạn phải xác định rõ mô hình phát triển mới có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp bạn nhé !
Luật sư Nguyễn Sơn Trung.
Chào bạn,
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH Một thành viên
Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức
khỏe. Chúng tôi chân thành trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho
chúng tôi.
Về vấn đề pháp lý mà bạn yêu cầu, tôi xin có
một số chia sẻ như sau:
Thứ nhất, đối với vụ việc của bạn, do thông
tin bạn cung cấp chưa rõ, chúng tôi cần bạn cung cấp hồ sơ liên quan về Công ty
và các vấn đề nêu trên thì mới đưa ra hướng tư vấn rõ ràng cho bạn được.
Thứ hai, đây là vụ việc theo sự đánh giá của
tôi là tương đối phức tạp và cần có sự trao đổi trực tiếp, cụ thể và rõ ràng để
làm sáng tỏ những thắc mắc, đồng thời có thể đưa ra sự tư vấn nhằm bảo vệ tối
đa quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Do đó, bạn có thể mang đầy đủ hồ sơ có
liên quan đến văn phòng của V&HM Law Firm tại: 422 (Tầng 3) Võ Văn Kiệt,
Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh gặp trực tiếp Luật sư để được trao
đổi, tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng./.
Luật sư Dương Hoài Vân.
Chào bạn,
Vấn đề bạn nêu luật sư trả lời như sau:
Bạn đang vấn đề chung chung nên khó lòng hướng dẫn cụ thể cho bạn;
Đầu tiên bạn phải quyết định hợp tác với ai, mô hình công ty là trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần,...
Hoạt động kinh doanh thẻ nghỉ dưỡng: bạn cần mô tả dự tính kinh doanh của bạn là gì, khái niệm "thẻ nghỉ dưỡng" cần làm rõ;
Về hình thức kinh doanh bạn muốn tư vấn, vấn đề này chủ yếu lệ thuộc vào định hướng hoạt động kinh doanh của bạn và các thành viên sáng lập công ty, nếu muôn có ý kiến của luật sư khi lên hợp đồng bạn cần hợp tác chính thức với một luật sư cụ thể để phối hợp cho từng sự vụ hoặc tổng thể;
Bạn có thể xúc tiến gặp trực tiếp một luật sư mà bạn thấy phù hợp để trao đổi sự việc rõ ràng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn,
Các nội dung về hình thức kinh doanh bạn có thể tham khảo tại Handbook Những vấn đề cơ bản khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam ở link sau:
https://apolatlegal.com/wp-content/uploads/2020/09/Handbook-TLDN.pdf
Nội dung này đã được các Luật sư tại Apolat Legal tổng hợp và phát hành để hỗ trợ khách hàng trong việc nghiên cứu thông tin trước khi thành lập doanh nghiệp.
Nếu cần trao đổi thêm, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư Phạm Thị Thoa, SĐT: 0918950066, email: thoa.pham@apolatlegal.com.
Hi vọng các thông tin này hữu ích cho bạn.
Trân trọng.
Luật sư Phạm Thị Thoa.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư