Kê biên tài sản chủ doanh nghiệp
4 Luật sư trả lời
Chào bạn, căn cứ vào thông
tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
1. Kê biên tài sản
là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng với
bị can, bị cáo trong những trường hợp nhất định nhằm bảo đảm thi hành án (Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Về đối tượng tài sản bị kê
biên: Cơ quan có thẩm quyền chỉ được kê biên tài sản tương đương với mức có thể
bị phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc tịch thi, việc kê biên tài sản phải có
lệnh của người có thẩm quyền trong đó xác định rõ tài sản kê biên. Để đảm bảo
việc người phạm tội không tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền vừa phải nhanh
chóng áp dụng biện pháp kê biên tài sản, vừa phải ước lượng được mức phạt tiền,
bồi thường thiệt hại…được áp dụng trong tương lai là điều khó khăn, nhất là ở
giai đoạn điều tra. Thực tế, có tình trạng người phạm tội có tài sản gì sẽ kê
biên tài sản đó, kê biên vượt mức mà họ phải gánh chịu khi Tòa án tuyên. Có ý
kiến cho rằng cách kê biên như vậy không gây bất lợi cho người phạm tội vì khi
vụ án được đưa ra xét xử, họ vẫn được trả lại phần tài sản còn thừa (nếu có).
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cách xử lý như trên lại có thể làm ảnh
hưởng đáng kể đến giá trị của nhiều loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu,
trái phiếu hay tài sản kim loại quý…sẽ được xử lý phù hợp trước các biến động
của thị trường nếu không thuộc phạm vi bị kê biên. Bởi lẽ, tài sản kê biên được
giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp bảo quản và họ được phép sử
dụng, khai thác các lợi ích do tài sản mang lại nhưng không được tiêu dùng,
chuyển nhượng, cất giấu, đánh tráo, hủy hoại tài sản.
2. Đối tượng áp dụng kê biên tài sản?
Kê biên tài sản
chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc
có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và những người
này có tài sản.
3. Thẩm quyền ra lệnh kê biên
Những người có
thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm
phán chủ tọa phiên toà có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những
người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Khi tiến hành kê
biên tài sản phải có mặt bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia
đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đại diện chính quyền xã, phường,
thị trấn nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Chỉ kê biên phần tài
sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường
thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lí hợp
pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành
vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên
thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
Người tiến hành kê
biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên
bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của bị can,
bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trong gia đình họ hoặc người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác
nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên
được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc
người đủ 18 tuổi trong gia đình họ hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị
kê biên, một bản gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo quy định pháp luật, việc kê biên tài sản
chỉ áp dụng trong vụ án hình sự và chỉ khi đã xét xử xong và có quyết định của
tòa án.Trong trường hợp của bạn, đây không phải chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cục THADS nên cục không được nhận đơn yêu cầu.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM
KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp
luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân
Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
Luật sư Dương Hoài
Vân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh
Luật sư Dương Hoài Vân.
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn luật sư trả lời như sau:
Thông thường việc để đảm bảo tài sản cho khoản vay mượn, việc kê biên tài sản do hai bên tự nguyện sắp xếp, thực hiện và tổ chức chứng thực việc này là Văn phòng Công chứng;
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
Chào bạn!
Việc kê biên tài sản thực hiện khi có bản án có hiệu lực của Tòa án và khi 1 bên có yêu cầu. Trường hợp của bạn không thuộc trường hợp yêu cầu cục thi hành án dân sự dân sự kê biên tài sản.
Để đảm bảo cho khoản vay, mượn hai bên có thể chọn biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản. Việc thế châp phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực ở cơ quan có thẩm quyền.
Tài sản thế chấp sẽ được xử lý khi đến hạn trả nợ nhưng bên vay, mượn không trả hoặc trả không hết khoản nợ. Việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên thỏa thuận như: bán tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để trừ nợ,...
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Duy Binh.
Cảm ơn Quý Vị
đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với nội dung câu hỏi của Quý Vị
chúng tôi xin chia sẽ và trả lời như sau:
Quý vị mô tả hơi khó hiểu. Tuy nhiên tôi cố gắng giải thích cho Quý vị như sau: Anh cần phân biệt anh mượn tiền với tư cách cá nhân thì Thi hành án chỉ được kê biên các tài sản cá nhân của anh mà thôi.
Trường hợp công ty TNHH của anh mà mượn tiền của anh Hùng thì Thi hành án mới có quyền kê biên tài sản của công ty TNHH.
Anh cần phân biệt tài sản cá nhân và tài sản của Công ty TNHH là áp dụng được rồi
Trên đây là
chia sẽ về mặt pháp lý của chúng tôi. Kính chúc Quý vị có thêm thông tin tốt
lành để giải quyết tốt công việc của Quý vị. Nếu còn có điều muốn hỏi thêm hoặc
có những tình huống khác cần hỗ trợ thêm Quý Vị có thể liên hệ trực tiếp
Công ty Luật Phạm Văn Sơn. số 75 Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hoặc qua điện thoại số 0964 881 833 - Giám đốc Ls. Phạm Văn Sơn
Trân trọng.
Luật sư Phạm Văn Sơn.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư