
Phạm Huy Thọ
Tổng cộng: 6
-
Về thừa kế đất
Cho em xin hỏi luật sư. Nếu ra tòa thừa kế, các con trong gia đình đều hưởng như nhau, có phân biệt con nuôi hay con ruột hay không, và có phân biệt con trai hay con gái không?
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Về thừa kế đất
Cảm ơn bạn đã quan tâm, về câu 1 bạn hỏi:
Mình trả lời bạn như sau: theo quy định tại Điều 651 bộ luật Dân sự năm 2015.
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do vậy, nếu ra tòa: nếu là con nuôi hay con đẻ, con gái hay con trai đều hưởng thừa kế bằng nhau bạn nhé.
Câu 2 của bạn được trả lời như sau:
Việc bạn hỏi khi ra tòa sẽ giải quyết như thế nào? Do ba, mẹ em không để lại di chúc. do vậy 6 người con được quyền thừa kế đương nhiên bạn nhé. về mẹ kế của em bán công đất đó là sai quy định, bạn có thể khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để đòi quyền lợi. Thời hạn khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như về đất đai quy định: Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Như vậy, thông thường, một vụ án dân sự sẽ có thời hiệu khởi kiện nhất định, thời hiệu đó có thể là 10 năm, 15 năm hay 20 năm…Nhưng cũng có những vụ án không có thời hiệu khởi kiện, tức là không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết, chỉ cần yêu cầu giải quyết hợp pháp, hợp lệ thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai trong bao lâu?
Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015 xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:
Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
Trường hợp khác do luật quy định.
Trường hợp trên của gia đình chị thuộc về tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, vì vậy sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết tranh chấp, nói cách khác, thời hạn giải quyết này là vĩnh viễn, không bị giới hạn bởi một mốc thời gian nhất định nào. Vụ việc tranh chấp của anh trai và em trai chị vẫn được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Luật sư Phạm Huy Thọ
-
Thủ tục mở công ty du lịch
Thưa luật sư, Em đang có dự định muốn mở công ty về du lịch, luật sư có thể giúp em tìm hiểu về các thủ tục cần phải có là gì không ạ?
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Thủ tục mở công ty du lịch
1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Trước tiên bạn phải tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi pháp nhân đặt trụ sở: (Thời gian từ 3 đến 5 ngay)
Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu);
- Điều lệ công ty theo mẫu phù hợp với các loại hình doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông/ danh sách thành viên theo mẫu;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông và thành viên;
- Giấy tờ chứng minh vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu;
- Chứng chỉ hành nghề đối với những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu;
2. Xin giấy phép kinh doanh du lịch:
Theo quy định tại Chương IV Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thành lập công ty du lịch như sau:
Sau khi đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành tại Sở văn hoá và Du lịch và Tổng cục du lịch như sau:
2.1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:
- Đơn đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa;
- Phương án kinh doanh lữ hành nội địa;
+ Chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
- Giấy xác nhận hoạt động lữ hành nội địa;
+ Thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
- Bản sao có chứng thực thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa;
+ Có 3 hướng dẫn viên du lịch.
- Giấy tờ khác về chứng thực cá nhân người điều hành du lịch.
2.2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao y;
- Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Bản xác nhận số năm kinh nghiệm của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế (4 năm).
- 3 bản sao thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
- Bản xác nhận số tiền ký quỹ tại ngân hàng theo Nghị định số 180/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
- Hợp đồng thuê trụ sở, văn phòng, địa điểm kinh doanh hợp pháp;
- Một số giấy tờ, tài liệu khác cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu kèm theo.
Luật sư Phạm Huy Thọ.
-
Thắc mắc về cụm từ \"dân gốc địa phương\"?
Luật sư cho hỏi, luật nước ta có quy định về \"dân gốc địa phương\" không? Nếu có thì quy định ở điểm, khoản, điều của bộ luật nào? Nếu không thì làm sao xác nhận một người là dân gốc địa...
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Thắc mắc về cụm từ
Trên thực tế: Quan niệm thông thường tại Việt Nam thì thuật ngữ dân gốc địa phương hay gọi là người bản địa dùng để chỉ những những người sống đầu tiên hay là lâu đời tại một địa phương nào đó.
Trên chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân hiện nay từ \"Quê quán\" hay \"Nguyên quán\" của chúng ta là nơi sinh trưởng của người cha hoặc người mẹ.
Khái niệm nguyên quán và quê quán chưa được định nghĩa chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nên có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng trong một số trường hợp còn chưa thống nhất. Mà cũng chính vì vậy mà từ dân gốc địa phương cũng chưa được thống nhất và không có văn bản nào điều chỉnh.
Còn một số trường hợp cụ thể khác thì quy định như Luật Hộ tịch, Luật Cư Trú hay Luật Hôn nhân gia đình.
LS Phạm Huy Thọ
-
Giấy tờ tùy thân
Thưa: năm nay cháu 23 tuổi và cháu có 1 em trai 18 tuổi . trước đây bố mẹ cháu quen nhau rồi về ở với nhau sau đó sinh được 2 anh em cháu nhưng bố mẹ cháu không đăng ký kết hôn . mẹ cháu vừa mới mất...
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Giấy tờ tùy thân
Trường hợp bạn muốn đăng ký khai sinh được coi là đăng ký khai sinh quá hạn theo quy định:
Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch (Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật); đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định 123/2015.
Như vậy, để làm giấy khai sinh, bạn cần có những giấy tờ sau:
- Tờ khai (theo mẫu)
- Giấy chứng sinh hoặc Văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc bố bạn phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trước đây là sống như vợ chồng với mẹ bạn.
Bạn có thể cùng bà nội để xác minh cho thuận tiện nhé
LS Phạm Huy Thọ
-
Xóa hộ khẩu 1 người
Gia đình em trước đây làm hộ khẩu đã thêm tên 1 người, chỉ có tên mà không có người vì lý do sợ tranh chấp đất đai, nhưng bây giờ muốn xóa tên người đó thì phải làm thế nào?
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Xóa hộ khẩu 1 người
Quy định về xóa Đăng ký thường trú:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú.
3. Thủ tục cụ thể xóa đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
LS Phạm Huy Thọ -
Có làm lại/ gia hạn hộ chiếu khi hộ chiếu còn hơn 6 tháng?
Có thể làm lại/ gia hạn hộ chiếu khi hộ chiếu còn hơn 6 tháng hay không? Cám ơn luật sư.
Luật sư Phạm Huy Thọ đã trả lời
Có làm lại/ gia hạn hộ chiếu khi hộ chiếu còn hơn 6 tháng?
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP1. Khoản 2 Điều 4 về thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được sửa đổi, bổ sung như sau:a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, Khoản 2 như sau:“a) Hộ chiếu quốc gia:- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.- Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.- Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.”b) Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 như sau:“b) Các giấy tờ khác:…- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.”2. Điều 5 về các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 5.1. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.2. Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.3. Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.4. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn.5. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.”3. Điều 6 về đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao được sửa đổi, bổ sung như sau:Do vậy tôi không rõ bạn thuộc trường hợp nào.LS Phạm Huy Thọ