
Đinh Thị Hòa
Tổng cộng: 35
-
Độ tuổi kết hôn
Mong Luật sư tư vấn giúp em Hiện tại em đã 17 tuổi 2 tháng thì có đủ tuổi kết hôn và sống chung trên mặt cả hai gia đình và bản thân tự nguyện thì có phải là vi phạm pháp luật không ạ ? Em xin cám...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Độ tuổi kết hôn
Kính gửi: bạn Lê Nguyễn Thị Nga
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin có một số ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Điều kiện kết hôn thì:“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Như vậy, bạn mới có 17 tuổi 2 tháng thì chưa đủ điều kiện kết hôn
Về việc sống chung trên mặt cả 2 gia đình và bản thân tự nguyện thì không vi phạm pháp luật trừ trường hợp bạn sống chung với người đang có vợ, có chồng theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn chị vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
Vợ chồng tôi đồng thuận ly hôn, lúc đăng ký kết hôn vợ chồng tôi đăng ký ở Quảng Ngãi, hộ khẩu và nơi đăng ký thường trú của vợ chồng tôi hiện tại đều ở Bình Định. Vậy tôi có thể nộp...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
Kính gửi: bạn Lê Bình
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, bạn đang muốn hỏi về thẩm quyền giải quyết ly hôn. Về vấn đề này, chúng tôi xin có một số ý kiến tư vấn như sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ thì được xác định như sau: “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Và căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: “a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
Do đó, vợ chồng bạn ly hôn thì bạn có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện ở Bình Định.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn chị vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.Luật sư Đinh Thị Hòa. -
Dành quyền nuôi con
tôi mong các luật sư tư vấn giúp tôi làm thế nào để tôi được nuôi cháu . vì từ bé đến giờ cháu lớn lên trong vòng tay của bố và bà nội . tôi không muốn cuộc sống của đứa bé bị đảo lộn...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Dành quyền nuôi con
Kính gửi: bạn Đào Ngọc Nam
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, bạn đang muốn dành quyền nuôi con chung. Về vấn đề này, chúng tôi xin có một số ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ theo căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì: “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy theo những thông tin mà anh cung cấp thì anh có thể nuôi con chung theo 2 cách:
• Cách 1: Anh thoả thuận trực tiếp với vợ về việc nhận nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
• Cách 2: Trường hợp anh không thỏa thuận được với vợ, thì do con anh được 28 tháng tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên anh cần phải chứng minh vợ anh không đủ đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như tiền bạc, thời gian, môi trường giáo dục,… thì anh mới có thể giành được quyền nuôi con.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn chị vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Khởi kiện vì ngoại tình
Xin chào luật sư, Tôi đang rất cần sự tư vấn từ Luật sư về việc của vợ chồng tôi. Rất mong luật sư có thể tư vấn. Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 3 năm. Mới đây tôi phát hiện ra chồng tôi...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Khởi kiện vì ngoại tình
Theo như những thông tin bạn cung cấp bạn đang muốn hỏi về vấn đề khởi kiện và xử phạt trường hợp chồng có hành ngoại tình. Về vấn đề này chúng tôi xin tư vấn một số ý kiến như sau:
Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
\"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;\"
Theo quy định trên thì người đang có vợ chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó, việc “chung sống như vợ chồng” được giải thích cụ thể tại điểm 3.1, mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó”
Như vậy, căn cứ quy định trên thì việc chung sống với nhau như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm, xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn xác nhận được chồng bạn đã chung sống như vợ chồng với người phụ nữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của chồng bạn và cô gái kia mà họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Về xử phạt hành chính: Theo quy định của pháp luật như sau: thì theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP chồng bạn và người phụ nữ bị xử phạt như sau:
\"Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ\";
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Chồng bạn và người phụ nữ chỉ bị xử lý hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 147 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
\"Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.\"
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Chia thừa kế
Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi khi chia thừa kế mà có một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng và có một phần trả nợ cho người chết thì mình thực hiện nghĩa vụ của người chết trước rồi...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Chia thừa kế
Kính gửi: bạn Trần Thị Kim Trang
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, bạn đang muốn hỏi về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Căn cứ theo Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
“1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.”
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 về di sản dùng vào việc thờ cúng thì:
“Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Do đó, khi người chết vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì phần di sản mà người chết để lại sẽ được ưu tiên thanh toán cho phần nghĩa vụ trả nợ trước rồi mới dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa
-
Ly hôn đơn phương
Em kết hôn năm 2014. hiện có 1 bé gái 24 tháng. vợ chồng e có rất nhiều mâu thuẫn, và mâu thuẫn với gia đình chồng. Vì nhà chồng muốn em về làm dâu , nhưng e hiện có việc làm ở quê em (em làm kế toán...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Ly hôn đơn phương
Kính gửi: bạn Hà Như Mộng
Theo như những thông tin bạn cung cấp, bạn đang muốn hỏi về vấn đề liên quan đến quy định về ly hôn đơn phương. Về vấn đề này chúng tôi xin tư vấn một số ý kiến như sau:
1. Thứ nhất, về việc ly hôn đơn phương
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên thì:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của 1 bên thì phải có căn cứ để ly hôn như: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
Về thẩm quyền giải quyết: Toà án nhân dân quận/huyện nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú, hoặc cư trú hoặc Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bạn cư trú nếu vợ chồng bạn có văn bản thỏa thuận.
Trình tự, thủ tục giải quyết:
· Bước 1: bạn nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ ly hôn bao gồm
1. Đơn xin ly hôn theo mẫu.
2. Bản sao sổ hộ khẩu đã công chứng, chứng thực
3. Bản sao chứng minh nhân dân đã công chứng, chứng thực
4. Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).
5. Bản sao giấy khai sinh của con bạn.
6. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
· Bước 2: Toà án sẽ nhận đơn, xử lý đơn và nhận kết quả đơn
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.
· Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
· Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự
Thời gian giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vụ việc phức tạp thời gian có thể kéo dài hơn)
2. Thứ hai, về quyền nuôi con chung:
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thì:
\"Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con\".
Do đó, bạn có thể nuôi con của mình nếu bạn chứng minh được mình đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Tư vấn về tiền trách nhiệm nuôi con sau ly hôn
Xin chào iLAW! Tôi đã ly hôn năm 2012 và được pháp luật Việt Nam cho phép quyền nuôi con. Bố cháu bé phải có trách nhiệm chu cấp cho cháu 700.000đ/ tháng nhưng đã 5 năm nay bố...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Tư vấn về tiền trách nhiệm nuôi con sau ly hôn
Kính gửi: bạn Phan Viết Vinh Hạnh.
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đang muốn hỏi về thủ tục đòi quyền trách nhiệm nuôi con. Về vấn đề này, chính tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì :
“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Và khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.”
Như vậy, việc chồng bạn không cấp dưỡng nuôi con là vi phạm các quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh ta tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bản án hoặc Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có quyền yêu cầu ra tòa theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có thể gửi hồ sơ tới tòa án cấp quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, nếu trong hồ sơ có căn cứ chứng minh việc chồng chị không thực hiện việc cấp dưỡng và vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án thụ lí và giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Xin ý kiến về quyền lợi cá nhân khi ly hôn
Chào Luật sư! Vợ chồng em sống với nhau được 1 năm nhưng có quá nhiều mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng không giản hòa được nữa, vì chồng em sáng sỉn chiều say, lăn nhăn,...em khuyên mãi không được, nên...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Xin ý kiến về quyền lợi cá nhân khi ly hôn
Kính gửi: bạn Lê Thị Cẩm Linh
Theo như những thông tin mà bạn cung cấp ở trên, bạn đang muốn hỏi về quyền lợi của người vợ khi ly hôn. Về vấn đề này chúng tôi xin có một số ý kiến tư vấn như sau:
1. Bạn có quyền nuôi con
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
2. Về vấn đề chia tài sản:
Theo Điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn thì:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Như vậy, bạn có quyền được chia tài sản chung vợ chồng.
3. Bạn có quyền lưu cư:
Theo quy định tại Điều 63 luật hôn nhân và gia định 2014: nếu bạn có khó khăn về chỗ ở thì bạn có quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.
4. Về nghĩa vụ cấp dưỡng:
Khi ly hôn nếu bạn khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình theo quy định tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về vấn đề của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa.
-
Có phải chia tài sản cho con riêng của vợ?
Em muốn hỏi la vợ em da có chồng va da ly hôn có con riêng nay hai vợ chồng mua nha de ở. Em không biết la sau này khi vợ em trăm tuổi thi em có phải bán nha de chia cho con rieng cua vợ không....
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Có phải chia tài sản cho con riêng của vợ?
Kính gửi: Anh Vu Van Nhut Hung
Theo như những thông tin anh cung cấp chúng tôi xin tư vấn một số ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết được giải quyết như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Theo quy định trên và các quy định của pháp luật về thừa kế (từ Điều 624 đến Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2015) ngôi nhà này sẽ được chia đôi, một nửa ngôi nhà sẽ là tài sản của vợ anh và chỉ được phân chia cho những người thừa kế (trong đó có con riêng của vợ anh) khi có di chúc hoặc khi có yêu cầu chia di sản thừa kế (nếu không có di chúc). Nếu trong di chúc vợ anh không chỉ định việc người con này được hưởng di sản thừa kế, nhưng tại thời điểm mở thừa kế người con này mà chưa thành niên hoặc thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015).
Về cách thức phân chia di sản đối với tài sản là bất động sản (ngôi nhà) những người thừa kế có thể tự họp bàn và thỏa thuận. Nếu phải phân chia, anh có thể lựa chọn phương thức bán nhà để chia hoặc tự bản thân anh có thể bỏ ra một phần tiền tương ứng với phần thừa kế cho người con này để đảm bảo quyền sở hữu và sử dụng ngôi nhà của mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của anh. Để được tư vấn cụ thể hơn anh vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa
-
Vợ muốn ly hôn khi đang mang thai
Xin chào tôi là nguyễn lê anh ngọc tôi có câu hỏi muốn hỏi là tôi kết hôn được 1nam mấy tôi cũng ko tìm hiểu anh ta nên lấy sớm lúc tôi 20 tuổi sau khi lấy chúng tôi bắt đầu có những mâu thuẫn từ...
Luật sư Đinh Thị Hòa đã trả lời
Vợ muốn ly hôn khi đang mang thai
Kính gửi: bạn Nguyễn Lê Anh Ngọc
Theo như những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất, căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Theo đó, dù bạn có thai thì bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Thứ hai, về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn thì theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo quy định trên thì bạn phải chứng minh được việc mặc dù hiện tại bạn không có việc làm nhưng bạn có đủ điều kiện về thời gian, tài chính,… để có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn được quyền nuôi con.
Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về việc của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Luật sư Đinh Thị Hòa