
Phạm Thị Nhàn
Tổng cộng: 634
-
Tư vấn li hôn đơn phương
Tôi và chồng kết hôn được gần 2 năm. Gần đây chồng ko lo đi làm, bỏ việc, lại đánh đề. Chồng nạt nộ vợ, đuổi vợ. Tôi đã giận lấy quần áo và bế con bỏ về nhà mẹ ruột. Tôi muốn li hôn...
Luật sư Phạm Thị Nhàn đã trả lời
Tư vấn li hôn đơn phương
Chào bạn Hồ Hoàng Yến!
Căn cứ vào quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
\"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.\"
Căn cứ theo quy định này bạn có quyền ly hôn.
Bạn muốn ly hôn nhanh nhất thì làm như sau:
Ly hôn thuận tình sẽ nhanh hơn ly hôn đơn phương. Do vậy, nếu bạn nhẹ nhàng thỏa thuận được với chồng bạn để ly hôn thuận tình sẽ đỡ tốn thời gian.
Trong trường hợp, bạn không thể nói chuyện, thỏa thuận với chồng mà ly hôn đơn phương, bạn làm theo các bước:
Bước 1: Bạn soạn đơn ly hôn và nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng bạn đang cư trú (sinh sống). (vợ và chồng đều là người Việt Nam). Sau đó, Tòa án sẽ hẹn bạn lên đóng án phí, 300.000 cho vụ án ly hôn không có tài sản. Đơn khởi kiện bạn nộp kèm giấy tờ chứng minh như :
Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
Giấy khai sinh con (bản sao)
Giấy tờ chứng minh tài sản chung
CMND+HK của bạn
Giấy tờ chứng minh nơi chồng bạn đang cư trú (tạm trú/hộ khẩu).
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện theo Điều 191 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015.
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Sau khi bạn đống án phí, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán thụ lý vụ án.
Bước 3: Tòa án sẽ mời bạn lên làm bản khai, và mời hai bạn hòa giải hai lần. Nếu hòa giải thành thì vụ án được giải quyết xong. Nếu hai bạn hòa giải không thành (không thỏa thuận được việc ly hôn) thì Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét xử.
Trong một vụ Ly hôn, bạn cần xác định ba vấn đề nêu lên để Tòa án giải quyết như sau:
1. Thứ nhất, về hôn nhân
Bạn nêu nguyên nhân mâu thuẩn dẫn đến “đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Bạn muốn ly hôn với ông…
2. Thứ hai, Con chung:
Trình bày rõ con tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Khi ly hôn bạn có nguyện vọng nuôi? Có yêu cầu chồng cấp dưỡng? mức cấp dưỡng bao nhiêu/tháng.
3. Thứ ba, tài sản
Trình bày rõ trong thời kỳ hôn nhân tức là từ thời điểm ký hai bạn ký giấy chứng nhận kết hôn đến khi ly hôn có phát sinh/mua/được tặng cho chung…tài sản gì không? Nếu có yêu cầu chia như thế nào.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn ly hôn sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
«
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 201...
ĐƠN XIN LY HÔN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ….., TP. HỒ CHÍ MINH.
Người khởi kiện: Bà: ………………….. Sinh năm: 1…………
Thường trú: …………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………..
Người bị kiện: Ông : …………………….. Sinh năm: ………………….
Thường trú: ………………………………….
Điện thoại: ………………..
NỘI DUNG KHỞI KIỆN:
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
1. Về quan hệ hôn nhân:
Tôi - ………….. và ông ……………… kết hôn vào ngày …………... đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường ,,,,,,,Quận ,,,,,,,,,,,,,, Tp. ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, giấy chứng nhận kết hôn số ,,,,,,,,,,,,,,,, quyển số ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Quá trình sống có hạnh phúc khoảng ,,,,,,,,,,,,,,,năm sau khi kết hôn. Từ năm ,,,,,,,,,,,,, cuộc sống chung vợ chồng không còn hạnh phúc. Nguyên nhân do trong cuộc sống vợ chồng, chúng tôi có nhiều điểm bất đồng, từ đó gây nên nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống, suốt mấy năm liền chúng tôi không nói chuyện với nhau, phần ai nấy sống, làm việc dù ở chung trong một căn nhà. Tôi đã cố gắng nhường nhịn để nhằm mục đích cùng xây dựng gia đình hạnh phúc nhưng không có kết quả.
Nay tình cảm vợ chồng đã hết, không thể đoàn tụ được nửa nên yêu cầu được ly hôn với ông ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Về con chung: Chúng tôi có ,,,,,,,,,,,,,,,, con chung:
- ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, sinh ngày ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, đã trưởng thành/chưa.
- ……………………………. sinh ngày ……………………..
Khi ly hôn tôi yêu cầu: tôi không/ có nguyện vọng nuôi con. Ông ………………. nuôi dưỡng, chăm sóc con …………………... Tôi ………………….. không cấp dưỡng.
- Về tài sản chung: chúng tôi tự thỏa thuận, không có yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Về nghĩa vụ chung: Chúng tôi không nợ ai và không ai nợ chúng tôi.
Tôi xin cung cấp những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của tôi là có căn cứ và hợp pháp theo bản danh sách các chứng cứ nộp kèm theo đơn này gồm:
1/ 01 Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
2/ 02 Bản sao Giấy CMND.
3/ 02 Bản sao Hộ khẩu thường trú
4/ 02 Bản sao giấy khai sinh các con.
Kính mong Quý Tòa sớm xem xét và giải qu yết nguyện vọng của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Người khởi kiện
Luật sư Nguyễn Đình Huy.
-
Một số vấn đề sau khi ly hôn
Thưa luật sư, vợ chồng em ly hôn thuận tình. Giờ em muon tái hôn với người khác. Nhưng hộ khẩu vẫn nằm nhà chồng và chồng không đồng ý cho em cắt hộ khẩu. Nếu em chưa cắt hộ khẩu kết hôn với...
Luật sư Phạm Thị Nhàn đã trả lời
Một số vấn đề sau khi ly hôn
Gửi Bạn!
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sự; không thuộc trường hợp cấm kết hôn (giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối, trong phạm vi ba đời..). Bạn đã kết hôn và đã ly hôn một lần. Do vậy, những điều kiện trên bạn đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, bạn có đủ điều kiện để kết hôn.
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nơi cư trú là nơi bạn thường xuyên sinh sống.
- Về việc bạn không cắt khẩu được do nhà chồng không đồng ý: Bạn đến Công an huyện nơi nhà chồng cũ bạn sinh sống trình bày lý do như vậy. Bạn có thể viết trước một đơn, nêu rõ nguyện vọng muốn cắt khẩu và lý do không thực hiện được. Công an sẽ giải quyết cho bạn việc này. Mình đã thực hiện cho một khách hàng và đã thành công, nhờ đơn gởi đến Công an huyện.
Chúc bạn thành công!
Luật sư Phạm Thị Nhàn.
-
Bà con 4 đời và 5 đời có được kết hôn không
Chuyện là em và mẹ cô ấy cùng ông cố... Theo em biết thì bà con 4 đời sẻ được quyền kết hôn...em và mẹ cô ấy là đời thứ 4... Như cô ấy là đời thứ 5....vậy cho em hỏi tụi em được quyền kết...
Luật sư Phạm Thị Nhàn đã trả lời
Bà con 4 đời và 5 đời có được kết hôn không
Căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, cấm hành vi \"Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng\".
Tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích từ ngữ \"Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô cậu, con dì là đời thứ ba\".
Như vậy, câu hỏi của bạn có quan hệ 4, 5 đời là được kết hôn bạn nhé.
-
Thừa kế không di chúc
Dạ cho e hỏi bố em mất từ năm 2005 và có để lại một miếng đất 10000 mét vuông mà bố em chưa lập di chúc giờ miếng đất đó sẽ được chia như thế nào ạ ( mẹ e vẫn còn sống và e còn hai chị...
Luật sư Phạm Thị Nhàn đã trả lời
Thừa kế không di chúc
I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT
Căn cứ Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế \"Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản\".
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
Nếu tất cả những người thừa kế không có tranh chấp, thì tới Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng gần nhất (trong phạm vi tỉnh) để niêm yết chia di sản thừa kế.
Nếu có một trong những người thừa kế tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án.
III. THỦ TỤC:
Ba bạn chết không để lại di chúc nên di sản được chia như sau:
Trường hợp 1: Không có bất kỳ đồng thừa kế nào tranh chấp thì thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: ký tờ tường trình quan hệ nhân thân tại ủy ban phường
Bước 2: Mang hồ sơ gồm Tờ tường trình quan hệ nhân thân đã ký ở Bước 1 và tất cả những giấy tờ liên quan chứng minh mối quan hệ như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, CMND, HK và Giấy chứng nhận QSDĐ để phòng công chứng niêm yết chia si sản 15 ngày tại ủy ban phường.
Ông bà Nội mất lâu, không có giấy chứng tử, bạn có thể ra Ủy ban nhân dân Phường nơi cư trú của ông bà trước khi mất trích lục lại.
Trong thời gian này có ai tranh chấp thì ngừng không làm tiếp.
Bước 3: Nếu không có ai tranh chấp thì sau 15 ngày, Tất cả những người đồng thừa kế (nếu không có ai ủy quyền) ra phòng công chứng ký Văn Bản chia di sản thừa kế.
Bước 4: Trước bạ thuế và đăng bộ ra tên người nhận thừa kế.
Trường hợp 2: Nếu có bất kỳ một trong những đồng thừa kế không thỏa thuận/đồng ý chia. Bạn gởi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản. Nếu các đồng thừa kế đang sinh sống tại Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Tòa án Quận/Huyện. Nếu có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Tòa án cấp tỉnh/thành phố.
Luật sư Phạm Thị Nhàn.