Đồng sở hữu tài sản không có di chúc
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Sau hôn nhân hai vợ chồng có mua một miếng đất, chồng tôi đột ngột qua đời vào năm 2014 và không để lại di chúc. Sau khi ra công chứng ông bà nội (bố mẹ đẻ của chồng tôi) muốn được đứng tên đồng sở hữu tài sản trên. Vậy cho tôi hỏi, nếu đứng tên chung trên bìa thì quyền lợi của tôi sẽ được như thế nào? Chúng tôi có 1 con chung sinh năm 2011, hiện tại do tôi nuôi dưỡng. Xin cảm ơn!
2 Luật sư trả lời
Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:
Vợ chồng bạn mua miếng đất trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người để lại di sản chết không có di chúc thì thừa kế theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 651 BLDS thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, chồng bạn chết không có di chúc thì 1/2 miếng đất (giá trị đất) được thừa kế theo pháp luật và được chia đều mỗi người 1 phần: cho bạn, con bạn và cha, mẹ chồng bạn.
Trong trường hợp này, ban có thể thỏa thuận với cha mẹ chồng cùng đứng tên chung với bạn. Đồng thời, bạn có thể yêu cầu cha mẹ chồng thanh toán lại 1 phần giá trị đất (tiền) như trên cho con bạn.
Trường hợp đứng tên đồng sở hữu tài sản miếng đất thì bạn được quyền sở hữu 1/3 miếng đất (giá trị đất)
Luật sư Nguyễn Định Tường.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy: Bạn được 1/2 tài sản chung của vợ chồng. Còn 1/2 tài sản của chồng chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, bạn được thêm một phần. Nếu để đồng sở hữu thì bạn bị thiệt. Do đó: bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Trân trọng!
Luật sư Phạm Văn Sửu.
Lĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư