Hành vi nào biểu hiện sự ép buộc đồng thừa kế kí từ chối nhận di sản thừa kế
Ông ngoại và bà ngoại tôi đứng tên chung trong căn nhà hiện tại mà bà ngoại tôi và vợ chồng cậu mợ cùng 2 con đang ở. Ông tôi mất trước khi cậu mợ tôi kết hôn và không để lại di chúc và ông bà có 5 người con còn sống. Năm ngoái mẹ tôi mất vì bệnh không để lại di chúc gì, ba mẹ tôi ly hôn năm 2016, trong thời gian bệnh mẹ tôi không có nhà riêng nên ở nhờ nhà từ bà ngoại sau vì vài lý do dọn tới dì họ của tôi & tôi từng thấy mợ tôi lên nhà dì họ, có yêu cầu mẹ tôi kí giấy tờ liên quan tới nhà của ngoại tôi vì mắt mẹ tôi mờ do khối u chèn ép không thấy rõ, hỏi thì mợ bảo kí giấy tờ để làm lại sổ hồng mới cho bà ngoại đứng tên. Mẹ tôi không tin, đã từ chối không chỉ 1 lần và hiện giờ sau 1 năm, gia đình cậu mợ và bà ngoại rất lâu không liên lạc lại kêu chị em tôi đưa giấy khai sinh và chứng nhận ly hôn của ba mẹ để làm lại giấy chủ quyền cho bà ngoại và em tôi đi kí có chụp gửi về cho tôi xem thủ tục có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế do ông ngoại tôi để lại. Em tôi đã kí và tôi thì không đồng ý do không tin những lời hứa hẹn của họ. Mợ tôi nhắn tin ra giá 100 triệu với danh nghĩa kí cho ngoại. Tôi đã yêu cầu bên công chứng kiểm tra thì 4 người con của ngoại đều kí từ chối nhận di sản thừa kế, và em tôi là 5 người, nhưng ông ngoại tôi vẫn còn con với người vợ cả nên tôi không thấy yêu cầu làm giấy tờ cho ngoại là hợp lý mà còn lý do khác. Mợ tôi gọi điện cho em tôi nhằm muốn em tôi khuyên t kí nhưng em tôi từ chối và mợ có lời nói sách động sẽ kiện chị em tôi ra toà để giải quyết. Từ đầu đến cuối đều lấy danh nghĩa ngoại tôi nhưng thực hiện quy trình chỉ toàn mợ làm và hiện giờ còn thuê 1 luật sư yêu cầu gặp mặt giải quyết nhưng tôi không tiếp nhận cả tin nhắn lẫn điện thoại vì những gì họ đã làm với mẹ và chị em tôi đều không thể tin tưởng là có ý tốt. Tôi muốn biết hành vi của gia đình cậu mợ và ngoại tôi có vi phạm pháp luật vào việc can thiệp muốn tôi từ bỏ quyền thừa kế của tôi hay không và nếu họ kiện ra toà tôi cần làm gì để bảo vệ quyền thừa kế di sản của mẹ để lại cho chị em tôi?
2 Luật sư trả lời
Xin chào chị Hằng.
Tình trạng giải quyết thừa kế trong gia đình mà chị nêu ra là khá phức tạp. Để có căn cứ tư vấn cho chị một cách chính xác và đầy đủ nhất thì luật sư cần phải có thêm và làm rõ các thông tin khác. Do đó, căn cứ vào nội dung chị trình bày thì luật sư Quang chỉ tư vấn như sau:
- Phần thoả thuận phân chia thừa kế (từ chối nhận hoặc nhận) tài sản bên ông ngoại nhà chị mà chưa có đầy đủ chữ ký của cả 5 người con là chưa có hiệu lực.
- Phần thừa kế mà mẹ chị được hưởng, bây giờ mẹ chị đã chết thì chị và em chị là người thừa kế thế phần này. Do đó, nếu chỉ mới có mình em chị ký từ chối nhận thừa kế thì thoả thuận phân chia thừa kế này cũng chưa có hiệu lực.
Việc chị từ chối ký vào thoả thuận phân chi thừa kế thì phía mợ của chị hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu chia thừa kế. Lúc này, chị sẽ phải tuân theo phán quyết của Toà án về phân chia thừa kế. Tuy nhiên, việc phân chia như thế nào, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan như thế nào; quyền lợi của chị có được đảm bảo hay không thì chị cần phải có luật sư đồng hành với chị.
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ:
Luật sư Quang- Sài Gòn: Tel (Zalo): 0909.6464.82
Mail: luatsusaigon@gmail.com www.luatsusaigon.info
Địa chỉ: Số 48, Đường số 10, KDC Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Luật sư Lê Hồng Quang.
Theo nội dung bạn trình bày thì mợ bạn đang cố gắng thuyết phục bạn từ chối di sản thừa kế.
Đối với di sản thừa kế do mẹ bạn để lại, bạn có quyền nhận hoặc từ chối.
Do đó, việc có ký vào văn bản từ chối di sản thừa kế hay không là quyền của bạn, không ai có quyền ép buộc.
Tuy nhiên, nếu bạn không ký thì sẽ gây khó khăn cho việc khai nhận di sản thừa kế của những người thừa kế khác. Luật sư khuyên gia đình nên ngồi lại thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế sau đó mới tiến hành khai nhận và làm thủ tục theo đúng quy định pháp luật.
Nếu tất cả những người thừa kế không thống nhất được, bất kỳ ai cũng có quyền khởi kiện ra Tòa án để Tòa án phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng
Luật sư Luật sư Đào Phương .
Lĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư