Hỏi về hôn nhân gia đình
3 Luật sư trả lời
Chào bạn!
Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Theo quy định Luật hộ tịch và Nghị Định 123
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, bạn muốn thay đổi họ cháu sang họ bạn mà không cần sự đồng ý của bố đứa bé là không được. Tuy nhiên theo tôi không nhất thiết phải đổi qua họ bạn làm gì vì cháu đã được khai sinh, có đầy đủ cha mẹ. Vấn đề là nuôi dạy cháu.
Trên đây là tư vấn theo thông tin mà bạn cung cấp nếu cần chi tiết cụ thể hơn bạn nên tư vấn Luật sư để được hướng dẫn.
Trân trọng.
Luật sư Dương Hoài Vân.
Luật sư Dương Hoài Vân.
Đối với câu hỏi của bạn luật sư tư vấn như sau:
Về câu hỏi khi kết hôn với người vợ đã có một con riêng có phải nhận làm con nuôi hay không? Thì mình trả lời như sau: theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014 thì không bắt buộc bạn phải nhận đứa trẻ đó là con nuôi, vì khi bạn kết hôn với mẹ của đứa trẻ đó, thì quan hệ giữa bạn và đứa trẻ đó là cha dượng và con.
Về vấn đề thay đổi họ của đứa trẻ đó sang họ của bạn trên giấy khai sinh, mình trả lời như sau: Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi tên họ như sau:
Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Như vậy, theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp bạn muốn chuyển họ đứa trẻ sang họ của bạn, thì bạn phải tiến hành thủ tục nhận con nuôi, sau khi tiến hành thủ tục nhận con nuôi thì bạn mới có quyền thay đổi họ đứa trẻ sang họ của bạn. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 21 luật nuôi con nuôi 2010, thì trong trường hợp bạn nhận đứa trẻ làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của cha mẹ đứa trẻ. Nếu không tìm được cha đứa trẻ, bạn phải làm thủ tục tuyên bố mất tích đối với cha đứa trẻ đó, và khi đó chỉ cần sự đồng ý của mẹ đứa trẻ.
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
Luật sư Nguyễn Đức Biên.
Trong khai sinh đã có tên bố thì không thể thay đổi được, trừ trường hợp chuyển sang làm con nuôi thì mới có thể mang tên họ của người cha nuôi và việc này yêu cầu cha ruột phải đồng ý.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư