Luật hôn nhân gia đình
Dạ chào luật sư! E và chồng lấy nhau được 9 năm có 2 con chung .1 cháu 9 tuổi và 1 cháu 5tuổi Trong suốt thời gian chúng sống thì chồng e luôn cờ bạc và nợ nần rất nhiều và e cũng đã đứng ra vay của người quen để trả nợ cho chồng nhiều lần Và rồi có lần nhờ sự giúp đỡ của 1 người quen vậy tiền giúp thì người đó có nhắn tin riêng cho e là nếu chiệu qua lại với ổng thì ổng sẽ giúp và trong lúc kg suy nghĩ chín chắn thì e đã đồng ý gì lúc đó rất cần ..và chuyện cách đây hơn 1 năm nhưng nay chồng e phát hiện ra tin nhắn e qua lại thì muốn li hôn..nay vợ chồng e li thân đc 1 tháng..vậy luật sư cho e hỏi là khi ra toà e có được quyền nuôi 2 con không ạk.. E xin cảm ơn nhiều ạk !
5 Luật sư trả lời
Luật sư tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Theo quy định pháp luật, hai vợ chồng có quyền tự thỏa thuận phân chia quyền nuôi con khi ly hôn. Khi không phân chia được thì các bên cần chứng minh cho Tòa án thấy những điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn mà mình có. Mục đích của việc này nhằm chứng minh: Nếu Tòa án giao con cho bạn thì trẻ sẽ được hưởng những điều kiện tốt nhất có thể. Một số điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn; giành quyền nuôi con sau ly hôn được Tòa án xem xét gồm:
Điều kiện giành quyền nuôi con về vật chất.
- Năng lực tài chính, kinh tế.
- Năng lực vật chất khác.
Các điều kiện giành quyền nuôi con về vật chất nêu trên cần đảm bảo mức cơ bản cho con về ăn, uống, vui chơi, học tập. Hoặc tốt hơn nữa là cung cấp mức sống cao cho con: Đi du lịch; tham gia các khóa học kỹ năng;… học ngoại ngữ.
Điều kiện giành quyền nuôi con về tinh thần.
- Thời gian chăm sóc con.
- Điều kiện sức khỏe của cha, mẹ.
- Điều kiện về đạo đức của cha, mẹ.
- Điều kiện môi trường sống.
Ngoài những những điều kiện nêu trên, Tòa án cũng xét đến các vấn đề như: Độ tuổi, giới tính của con; Ý kiến của con trên 7 tuổi; … Và tất cả những yếu tố có tác động đến sinh hoạt, học tập và sự phát triển của con
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
1. Theo quy định pháp luật hiện hành, vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Với quy định nêu trên, Toà án có thể xem xét cho bạn được quyền trực tiếp nuôi hai con trong các trường hợp sau:
- Bạn và chồng thoả thuận được về việc giao cả hai con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc;
- Bạn có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc hai con tốt hơn so với chồng của bạn. Trong thực tế, Toà án sẽ xem xét đến một số yếu tố như sau: (i) mức thu nhập của các bên, (ii) chỗ ở ổn định, (iii) thời gian quan tâm, chăm sóc, (iv) mức độ gắn bó của hai con với cha và mẹ, (v) đạo đức, lối sống của cha và mẹ... để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn từng đồng ý "qua lại" với người đàn ông khác trong thời kỳ hôn nhân. Đây có thể là một yếu tố bất lợi cho bạn trong việc giành quyền nuôi con, tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của việc "qua lại" nêu trên.
- Nếu con trên bảy tuổi, thì Toà án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, ý kiến của con chỉ là một yếu tố mà Toà án tham khảo, chứ Toà án không quyết định hoàn toàn theo ý kiến của con.
2. Riêng đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Với quy định nêu trên, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, Toà án vẫn có thể quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha trực tiếp nuôi dưỡng nếu xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
- Cha mẹ có thoả thuận về việc giao cho cha trực tiếp nuôi dưỡng và cha có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con;
- Mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con.
Trong thực tế, điều kiện nuôi dưỡng con được Toà án xem xét theo các yếu tố đã trình bày ở trên, thường bao gồm: (i) mức thu nhập của các bên, (ii) chỗ ở ổn định, (iii) thời gian quan tâm, chăm sóc, (iv) mức độ gắn bó của hai con với cha và mẹ, (v) đạo đức, lối sống của cha và mẹ...
Hy vọng nội dung tư vấn nêu trên sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của bạn.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Căn cứ
vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con khi cha mẹ ly hôn được quy định như sau:
-
Đối với ly hôn thuận tình: vợ chồng có thể thoả
thuận với nhau để có quyền nuôi cả 2 con.
-
Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền
nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:
(a)
Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Căn cứ
vào quyền lợi mọi mặt giành cho con (trong đó có mặt vật chất (điều kiện kinh tế
của cha hoặc me) và điều kiện về mặt tinh thần (tình cảm của cha / mẹ giành cho
con....), bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất
thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó.
(b)
Con từ đủ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này
phải xem xét nguyện vọng của con và vẫn cân nhắc các yếu tố như trên.
Đối
chiếu với trường hợp của bạn, tốt nhât là bạn nên thỏa thuận với chồng để được
nuôi cả 2 con mà không phải tranh chấp quyền nuôi con tại tòa. Trong trường hợp
không thỏa thuận được thì khi ra Tòa, bạn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ
chứng minh mình đủ khả năng tài chính để nuôi con và đáp ứng về mặt tinh thần
như nêu trên thì Tòa mới có cơ sở xem xét trao quyền nuôi con 5 tuổi cho bạn,
còn về con 9 tuổi thì Tòa sẽ xem xét nhiều yếu tố bên cạnh nguyện vọng của con
muốn ở với ai để quyết định.
Trên
đây là ý kiến tư vấn pháp lý của Văn phòng Luật sư Triển Luật dựa trên những
thông tin bạn cung cấp. Trong trường hợp còn vướng mắc, bạn có thể liên hệ trụ
sở VPLS tại số 213A Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh TP.HCM hoặc gọi điện
thoại cho Luật sư Thảo số 0776820693 nhé.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Bạn muốn giành quyền nuôi con thì chứng minh có đủ điều kiện nuôi con. Ngoài ra do con bạn đã đủ 7 tuổi nên phải tham khảo nguyện vọng của trẻ nhé.
Luật sư Phạm Đức Huy.
Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Viva - văn phòng luật sư uy tín tại TP. HCM chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn, theo đó vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối với con 09 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Còn đối với con 05 tuổi thì Toà án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, bao gồm các điều kiện về vật chất như thu nhập, hoàn cảnh, nơi ở, v.v và điều kiện về tinh thần như tình cảm dành cho con, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, môi trường sống, môi trường giáo dục, v.v
Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể được quyền nuôi 2 con nhưng cần chứng minh rằng bạn có điều kiện tốt hơn cho con. Ngoài ra, con 09 tuổi có nguyện vọng được ở với mẹ.
Trên đây là một số thông tin tư vấn cơ bản của Công ty Luật chúng tôi. Nếu bạn cần luật sư tư vấn chi tiết hơn với trường hợp trên, bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất, bằng những cách thức sau:
Liên hệ qua Hotline: 096 215 8807 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ qua Zalo: 096 267 4244 - Luật sư Trần Trọng Hiếu.
Luật sư Trần Trọng Hiếu.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư