Ly hon co gianh quyền nuoi con duoc khong
Em muốn hỏi em chuẩn bị li dị nhưng muốn được quyền nuôi con ..con em năm nay 5tuổi là bé gái..thua nhap binh quân 9triệu ..em làm công nhân ...còn chồng em thì ai thuê gi làm đó...ngày có làm còn ngày thì không...nhà chồng thì đang ở đất nhà nội nhưng chưa có bằng khoán ...va không co đất đai...còn gia đình em thi co nhà cửa va ruong dất đàng hoàn..chúng em ly thân duoc 5tháng mấy ...hiện con ở voi em va dang đi học ....chỉ về nội chơi thu 7 va chủ nhật.....nhung ben cha bé vẫn mun giành quyền nuôi...nhung em thay gia dinh cha no khong ruong dat nhu vay ....roi ve con em se ra sao ....em muon giành quyen nuoi nhu vay co duoc khong ạ
6 Luật sư trả lời
Chào bạn, Liên quan đến thắc mắc của bạn, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, khi xét quyền nuôi con trong vụ ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nguyên tắc "lợi ích hàng đầu của trẻ" và xem xét toàn bộ hoàn cảnh của hai bên cũng như mối quan hệ của bé với mỗi người. Một số yêu tố mà Tòa án sẽ cân nhắc:
1. Môi trường sống và điều kiện kinh tế:
- Nếu bạn có nhà cửa, ruộng đất ổn định và nguồn thu nhập ổn định (mặc dù mức thu nhập 9 triệu có thể được xem xét cùng với các chi phí sinh hoạt thực tế), đây là những điểm thuận lợi cho việc đảm bảo nuôi bé trong môi trường an toàn và ổn định.
- Trong khi đó, nếu chồng bạn có tình trạng công việc không ổn định và có điều kiện nhà ở không có bằng khoán, Tòa án có thẻ xem đây là một điểm bất lợi đối với khả năng chăm sóc của bên cha.
2. Mối quan hệ và thói quen chăm sóc con:
- Việc hiện nay con đang ở cùng bạn và chỉ về nội chơi cuối tuần cho thấy bạn đã thiết lập được môi trường sống thường xuyên và gần gũi với bé. Điều này thường được Tòa án đánh giá cao, vì sự ổn định và gắn bó liên tục có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
- Tuy nhiên, Tòa án cũng sẽ quan tâm đến mối quan hệ giữa bé với người cha và các thành viên gia đình bên cha để đảm bảo quyền được duy trì của người cha đối với con.
3. Khả năng chăm sóc và tâm lý của bé:
- Với bé gái 5 tuổi, yếu tố về sự chăm sóc, giáo dục và môi trường tinh thần là rất quan trọng. Nếu bạn chứng minh được khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu và tạo ra môi trường ổn định, thì tòa án có thể ưu tiền về quyền trao quyền nuôi cho bạn.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng phụ thuộc vào việc của Tòa án cân nhắc tất cả các yếu tố, chứng cứ vụ thể cũng như các quan điểm của cả hai bên. Có thể Tòa sẽ cho bên cha quyền thăm nom thường xuyên nhằm duy trì môi quan hệ cha con
Ngoài ra, bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến từ luật sư chuyên về hôn nhân gia đình để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Chúc bạn sớm giải quyết vụ việc một cách thuận lợi.
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Trường hợp hai vợ chồng không thỏa
thuận được việc ai là người nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn
cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều
81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi
ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật
này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng
thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly
hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con…”
Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con phù hợp với điều kiện sống, tâm lý để quyết định giao
con cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Các điều kiện bạn kể ra cũng
chỉ là một phương diện, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Điều 6. Giải quyết việc
nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình
1. Khi xem xét “quyền lợi về mọi
mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải
đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện, khả năng của
cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả
năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
b) Quyền của con được sống
chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ
không trực tiếp nuôi;
c) Sự gắn bó, thân thiết của
con với cha, mẹ;
d) Sự quan tâm của cha, mẹ đối
với con;
đ) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế
sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
e) Nguyện vọng của con được ở
cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
g) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ…”
Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho bạn.
Lưu lại thông tin của Luật sư và add Zalo để
liên hệ khi cần:
Luật sư Nguyễn Thành Huân
Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật Sư 11 (120 - 122 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh)
Điện thoại:
0979 800 000
Email:
luatsuhuan11@gmail.com
Website: https://luatsu11.vn
Luật sư Nguyễn Thành Huân.
Căn
cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, sau khi ly hôn thì bạn và chồng có
thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi
ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Việc xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” nêu trên
nghĩa là phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
a)
Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
b)
Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ
với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
c) Sự
gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
d) Sự
quan tâm của cha, mẹ đối với con;
đ) Bảo
đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
e)
Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định
tâm lý và tình cảm của con;
g)
Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
Trong
trường hợp của bạn, do con của bạn là con gái nên sẽ ưu tiên giao cho nười vợ
nuôi; hiện tại con gái của bạn đang sinh sống, học tập cùng với bạn và việc
thay đổi sẽ dẫn đến xáo trộn cuộc sống của trẻ. Hơn nữa, bạn có thu nhập rõ ràng
và nhà ở. Do đó khi ly hôn, Toà án nhiều khả năng sẽ căn cứ điểm a, điểm c, điểm
đ nêu trên để giao con cho bạn trực tiếp nuôi.
Sau
khi ly hôn, bạn còn có quyền yêu cầu người chồng cũ cấp dưỡng để nuôi con. Mặt
khác, người không trực tiếp nuôi con (là chồng cũ của bạn) có
quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trên
đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu.
Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ
trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận
Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được
tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân
trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Luật sư trả lời bạn như sau:
Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của 2 bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn. Còn nếu hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
Trong sự việc của bạn thì có đủ cơ sở chứng minh đủ khả năng nuôi con
. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về pháp luật, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
Gọi ngay Luật Sư 0914.431.086
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 0914.431.086
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Với câu hỏi của bạn, Luật sư xin cung cấp một số thông
tin như sau:
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi
ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có
liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con,
nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa
thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp
nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi
ích của con.”
Trường hợp con bạn trên 7 tuổi Tòa sẽ xem xét đến nguyện vọng của con là
mong muốn được ở với cha hay ở với mẹ. Ngoài ra, Tòa án còn xem xét đến điều kiện
tài chính của người nuôi con, môi trường sống của con bảo đảm sự ổn định, hạn
chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con, sự gắn bó thân thiết của con
đối với cha mẹ ...
=>
Do đó, bạn có nguyện vọng được trực tiếp nuôi con, khi ly hôn bạn có thể nộp các bằng
chứng để chứng minh năng
lực tài chính (sao kê Ngân hàng bảng lương, thông tin về chỗ ở) đảm bảo rằng có thể nuôi con trong
điều kiện tốt nhất. Đồng thời, đưa ra các bằng chứng chứng minh đối phương
không thể nuôi con như không đủ tài chính, không có chỗ ở
ổn định, ... để Toà
xem xét tới quyền lợi tốt nhất cho trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng
là ở điều kiện tốt nhất.
Nếu có vướng mắc, bạn có thể liên lạc trực tiếp để được giải đáp:
CÔNG TY LUẬT TNHH OPEN
Ls: Lưu Quang Phú
Mobile: 0903904967
Luật sư Lưu Quang Phú.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư