Tư vấn về vấn đề thừa kế đất đai
Khi mẹ mất để lại toàn bộ tài sản cho chị hai, có di chúc nhưng không có chứng thực, công chứng. Di chúc do người khác viết giúp, có điểm chỉ. Người chứng kiến không ký vào biên bản nhưng là người viết giúp và hiện vẫn còn sống và xác nhận. Các anh chị em đồng thuận ký tên để lại toàn bộ tài sản cho chị hai do có công nuôi dưỡng mẹ già. Nay các anh chị em quay về và đòi giành lại phần đất đai. Vậy theo Luật sư, trường hợp này phải chia như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
TIN LIÊN QUAN:
2 Luật sư trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp thì di chúc của mẹ bạn được lập thành văn bản nhưng không được công chứng chứng thực, người chứng kiến - có thể gọi là người làm chứng không ký vào văn bản nhưng hiện tại họ còn sống và đồng ý xác nhận. Bên cạnh đó anh chị em bạn đều đồng thuận theo di chúc?
Nếu toàn bộ thông tin này là đúng thì căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương tư vấn cho bạn như sau:
Trước hết về di chúc không được công chứng chứng thực, không có người làm chứng trong di chúc thì có thể được xếp vào trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc này chỉ hợp pháp khi tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là:
\"1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa\".
Trong đó có quy định về việc người lập di chúc tự viết và có ký vào văn bản di chúc đó. Tuy nhiên trường hợp này mẹ bạn đã không tự viết nhưng đã đồng ý ký vào bản di chúc thì cũng có thể coi đó là di chúc phù hợp với quy định của pháp luật.
Một thông tin bạn cung cấp đó là các anh chị em đều đồng thuận với nội dung di chúc. Như vậy anh chị em của bạn có thể thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo nội dung di chúc.
Luật sư Dương Văn Mai.
Luật sư Dương Văn Mai.
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Chúng tôi. Về câu hỏi của bạn xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015 làm căn cứ áp dụng.
1) Trong trường hợp di chúc mẹ bạn để không hợp pháp, không theo quy định tại Điều 631, 632, 634 BLDS năm 2015 thì được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp;.
2) Chia theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi- Luật sư Nguyễn Thế Thọ!
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Thế Thọ.
Lĩnh vực Thừa kế - Di chúc
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư