
Dương Thị Hường
Tổng cộng: 56
-
Tách thửa đất
chào luật sư.tôi xin hỏi vấn đề như sau tháng 02/2017 tôi có mua một lô đất của một người quen trong xã với diện tích 500 m2 trong đó 100m2 đất thổ cư , trong lô đất 1200m2 và chỉ có...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Tách thửa đất
Chào bạn,
1. Nhân viên văn phòng công chứng tư vấn đúng hay sai?
Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn không quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp. Việc tách thửa đất nông nghiệp là tùy vào tình hình sử dụng đất ở từng địa phương.
Do đó, chúng tôi không thể khẳng định được nhân viên VPCC tư vấn đúng hay sai.
2. Làm thế nào để cấp GCNQSD đất
Tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
“Điều 29. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu
1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Vì thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về phần diện tích đất đó thuộc địa phương nào, nên chúng tôi chỉ tư vấn hướng để bạn có thể thực hiện khi có đủ điều kiện.
Trường hợp phần diện tích mà bạn dự định mua được hình thành (mua) trước ngày Quyết định của UBND cấp tỉnh (nơi có đất) về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định đó thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường -
Thủ tục thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chào luật sư! tôi có một câu hỏi nhờ luật sư giải đáp giúp. Công ty tôi mới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH và có tiếp nhận lại toàn bộ nghĩa vụ về thuế. Vậy công ty tôi...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chào bạn,
Trong trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH như của bạn không phải khai quyết toán thuế bạn nhé.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Thủ tục sang tên bìa đỏ
Em có câu hỏi này mong các anh chị giúp e với. Em mua một căn nhà cấp bốn từ tháng 5/2015. Nhà có bìa đỏ chính chủ, hải bên công chứng và đã hoàn tất thủ tục. Vì điều kiện khó khăn lên đến bây...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục sang tên bìa đỏ
Chào bạn,
Thủ tục sang tên sổ đỏ bao gồm 02 thủ tục: Kê khai nộp thuế và đăng ký sang tên sổ đỏ.
1. Kê khai và nộp thuế
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).
Các khoản chi phí + thuế, phí và lệ phí mua bán nhà đất gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân: 2 % tổng giá trị tài sản;
- Thuế trước bạ: 0,5 % tổng giá trị tài sản;
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
- Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký, trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua nhà đất thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay).
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (01 bản chính).
- Hợp đồng công chứng đã lập (02 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (02 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- 02 Bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
2. Quy trình đăng ký sang tên
- Sau khi tiếp nhận một nửa hồ sơ trên, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn để nhận thông báo nộp thuế.
- Sau khi có thông báo thuế, người đi làm thủ tục có trách nhiệm nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo thông báo thuế.
- Sau khi nộp thuế xong, cầm biên lai nộp thuế tới bộ phận một cửa của cơ quan tài nguyên môi trường để gửi nốt một nửa hồ sơ còn lại và biên lai nộp thuế.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa sẽ có giấy hẹn để nhận thông báo nhận kết quả (lấy sổ).
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt thuế theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, đến ngày nhận trả kết quả, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ có trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc yêu cầu khắc phục sai sót. Trường hợp không thể bổ sung hoặc có vướng mắc, hãy điện ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ Với Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Chuyển đổi diện tích sổ đỏ khi xây dựng
Chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau. Em mới xây nhà, có diện tích sổ đỏ là 60m2, nhưng khi em xấy lên 70m2 thì bên đó làm biên bản và bắt chuyển đổi thêm 10m2. Như vậy thì phí chuyển đổi như thế nào. Nhờ Luật sư tư vấn giúp mình thủ tục và phí chuyển đổi như thế nào?
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Chuyển đổi diện tích sổ đỏ khi xây dựng
Chào bạn,
Do bạn không cung cấp loại hình đất mà bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng nên Luật sư không tư vấn cụ thể cho bạn về số tiền cụ thể bạn phải đóng là bao nhiêu. Dưới đây là quy định pháp luật bạn có thể tham khảo.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì số tiền thu khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất được tính như sau:
“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu Tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu Tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu Tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu Tiền sử dụng đất như sau:
- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp Tiền sử dụng đất.
- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu Tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu Tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp Tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu Tiền sử dụng đất bằng 100% Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu Tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Đổi họ cho con đẻ
Tôi có 1 con nhỏ dưới 5 tuổi, đã li dị chồng. Hiện con tôi mang họ bố. Tôi muốn đổi họ cho con mang họ của tôi. Xin được hỏi các thủ tục như thế nào? Cám ơn luật sư.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Đổi họ cho con đẻ
Chào bạn,
1. Về điều kiện đổi họ tên cho con
Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch quy định:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 điều 26 Luật Hộ tịch 2014 phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.”
Con bạn chưa đủ 18 tuổi nên việc thay đổi họ cho con bạn phải được sự đồng ý của chồng bạn.
2. Thủ tục đổi họ cho con bạn
Hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Về thẩm quyền:
Căn cứ Điều 27 Luật cư trú năm 2014 thì Ủy ban nhân dân xã nơi đã đăng ký khai sinh của con hoặc nơi hiện tại con đang có hộ khẩu thường trú sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đổi họ cho con anh.
\" Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Thủ tục li hôn
Tôi muốn hỏi về thủ tục li hôn. Bố mẹ tôi kết đã kết hôn đc 26 năm . Ông không uống rượu hay cờ bạc gì nhưng thường xuyên ngoại tình, không quan tâm đến gia đình. Ông không bạo lực về thể...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục li hôn
Chào bạn,
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân & gia đình 2014 quy định:
\"2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.\"
Các bước thực hiện thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài:
Bước 1: Làm hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn bao gồm: Đơn khởi kiện về việc ly hôn; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao); Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);Hộ chiếu, tạm trú của bố bạn; Giấy khai sinh của con chung; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản tranh chấp. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bố bạn thường trú trước khi sang nước ngoài.
Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự nếu như hồ sơ hợp lệ và nộp biên lai cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng.
Trường hợp mẹ bạn không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của bố bạn thì điểm c khoản 6 Điều 477 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:
\"Trường hợp nguyên đơn là công dân Việt Nam yêu cầu ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án mặc dù nguyên đơn, thân nhân của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài đã tiến hành xác minh tin tức, địa chỉ của người nước ngoài đó nhưng không có kết quả thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
Trong trường hợp này, Tòa án không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày đăng thông báo, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự.\"
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Thừa kế di sản đất đai
Tên tôi là Phùng Việt Dũng, hiện tại tôi đang có một vấn đề cần iLAW tư vấn cho tôi. Gia đình tôi gồm tôi và mẹ tôi, mẹ tôi đã mất. Mẹ tôi mang họ Văn còn tôi mang họ Phùng. Bố mẹ tôi không có đăng ký kết hôn, bố tôi không còn ở với tôi khi tôi 6 tuổi. Hiện giờ tôi cũng không biết bố tôi ở đâu. Hiện tại tôi còn có bà ngoại, nhưng bà đã đi lấy chồng khác khi mẹ tôi còn nhỏ, và bà cũng không nuôi mẹ tôi.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thừa kế di sản đất đai
Chào bạn,
1. Bạn thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định:
\"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;\"
Như vậy, bạn là hàng thừa kế thứ nhất.
2. Miếng đất mẹ bạn để lại muốn sang tên cho bạn cần thủ tục gì?
Bạn không cung cấp cho Luật sư là mẹ bạn có để lại di chúc hay không, nếu trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì thửa đất mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và bà ngoại của bạn cũng nằm trong hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật.
Trước tiên, bạn cần thỏa thuận việc phân chia di sản với bà ngoại bạn và ra văn phòng công chứng để làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản và khai nhận di sản.
Sau đó, bạn làm hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai của Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng ( hoặc di chúc);
- Khai nhận di sản có công chứng;
- giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của mẹ bạn;
- Bản sao Giấy khai sinh của bạn làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân);
- Giấy chứng tử;
- Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất;
- Lệ phí trước bạ là 0,5%. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Di chúc có hiệu lực đến khi nào?
Xin luật sư cho tôi hỏi. Gia đình tôi có miếng đất do người dì ruột để lại và đã được phân chia theo di chúc. Nay dì tôi đã mất, xin hỏi luật sư như vậy di chúc có hiệu lực đến khi nào. Vì do một số người được chia trong di chúc chưa đồng lòng bán do mâu thuẫn. Vậy di chúc sẽ có giá trị đến khi nào? Cảm ơn luật sư.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Di chúc có hiệu lực đến khi nào?
Chào bạn,
Hiệu lực của di chúc được quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015:
\"Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.\"
Như vậy quyền khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành bất cứ lúc nào sau khi người để lại di sản qua đời. Nếu di chúc được lập đúng theo quy định về ý chí của người lập di chúc, về hình thức lẫn nội dung thì hiệu lực của di chúc chỉ chấm dứt khi có trường hợp quy định tại các điểm a,b,c khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 667 Bộ luật dân sự mà pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào ràng buộc về thời gian có hiệu lực của di chúc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Điều kiện mở và làm hiệu trưởng mầm non.
Muốn mở trường mầm non tư thục và đứng ra làm hiệu trưởng thì cần thêm bằng cấp, chứng chỉ gì ạ? Hiện tại e đang làm việc tại phòng Học liệu mầm non - Trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu trường Đh Sư phạm Hà Nội.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Điều kiện mở và làm hiệu trưởng mầm non.
Chào bạn,
Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BGDDDT ngày 30/06/2015 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục quy định:
\"Điều 13. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.\"
Tiêu chuẩn trở thành hiệu trưởng theo Điều lệ mầm non ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 quyết định ban hành điều lệ mầm non quy định:
\"Điều 16. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.
2.15 Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.
Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.\"
Như vậy, bạn cần phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non và phải có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Về quyền nuôi con sau li hôn
Thưa luật sư: Em năm nay 21 tuổi, hiện đang làm nhân viên bán hàng cho 1 hãng điện thoại di động, lương tháng cũng đc tầm 4-5 triệu. Chồng em năm nay 27 tuổi và không có nghề nghiệp ổn định.Gia đình chồng em, bố chồng em đã mất, chỉ còn mẹ chồng và chị chồng. Mẹ chồng em làm giáo viên về hưu, còn chị chồng hiện tại đang không có công ăn việc làm ổn định và đã li hôn.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Về quyền nuôi con sau li hôn
Chào bạn,
Quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân & gia đình 2014 thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết về việc ly hôn:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.\".
Tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, con bạn mới 10 tháng tuổi nên sẽ được giao cho bạn nuôi dưỡng và chồng bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trừ khi hai bạn có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con, thì bạn phải chứng minh điều kiện nuôi con của mình bao gồm: điều kiện về vật chất và cả tinh thần (thu nhập hàng tháng có đảm bảo để nuôi cháu hay không; chỗ ở ổn định; môi trường sống; thời gian làm việc; hành vi của cha mẹ).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!