
Dương Thị Hường
Tổng cộng: 56
-
Tư vấn ly hôn
Tôi muốn tư vấn về ly hôn?
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Tư vấn ly hôn
Chào bạn,
Thủ tục ly hôn ở Việt Nam được chia làm hai dạng như sau:
- Ly hôn thuận tình theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân & gia đình 2014: là ly hôn trong trường hợp hai vợ chồng cùng đồng ý thống nhất chấm dứt quan hệ vợ chồng, quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn, đồng ý chia tài sản (hoặc không yêu cầu tòa án phân chia tài sản).
- Ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân & gia đình 2014: là ly hôn theo yêu cầu của một bên, có tranh chấp một hoặc các vấn đề về chấm dứt quan hệ vợ chồng, chia tài sản chung và nợ chung, quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn là tòa án nhân dân cấp huyện; đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
Giấy tờ cần thiết: tùy theo từng loại hồ sơ, nhưng thông thường sẽ có những giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
- Giấy khai sinh của con chung ( bản sao nếu có);
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu có tranh chấp.
Các bước của thủ tục ly hôn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, làm đơn.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện về việc ly hôn tại tòa án có thẩm quyền.
Bước 3: Nhận kết quả thụ lý đơn theo phiếu hẹn của Tòa.
Bước 4: Đóng án phí ly hôn sơ thẩm và nộp biên lai tại Tòa.
Bước 5: Tham dự theo giấy triệu tập của Tòa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư. Nếu có gì thì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Thủ tục li hôn đơn phương
Em muốn làm đơn li hôn đơn phương và được nhận quyền nuôi con (con em 18 tháng) và quyền chăm lo 2 mộ phần con em đã mất. Lý do là chồng e ngoại tình ăn ở với người khác. Lần trước em đã bỏ qua, vậy mà giờ đi lao động bên Nhật lại tiếp tục như vậy ạ.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục li hôn đơn phương
Chào bạn,
1. Về ly hôn
Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng đó là thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện công việc gia đình (theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân & gia đình).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân & gia đình 2014, bạn có quyền đơn phương ly hôn với chồng bạn.
\"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.\"
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nếu chồng bạn đang ở nước ngoài thì bạn nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn thường trú trước khi đi sang nước ngoài.
2. Về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình.
\"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.\"
Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn 18 tháng tuổi thì sẽ được giao cho bạn nuôi dưỡng. Nếu chồng bạn muốn giành quyền nuôi con, cho rằng bạn không có đủ điều kiện nuôi con thì bạn phải chứng minh về điều kiện nuôi con của mình.
Do vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, bạn có đầy đủ các điều kiện về vật chất ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ. Như vậy,bạn phải chứng minh được bạn có điều kiện về tài chính hơn so với chồng bạn, và mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho bé.
- Thứ hai, căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
3. Quyền chăm lo mồ mả
Việc chăm lo mồ mả thể hiện lòng thành của người còn sống đối với người đã mất và không ai có thể cấm bạn chăm sóc cho mộ phần của con bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Cấp sổ đỏ lối đi riêng
Năm 1991 gia đình tôi được cấp sổ đỏ, đến năm 1995, hợp tác xã lấy lối đi chung của gia đình tôi và các hộ khác và có chuyển lối đi cho gia đình tôi sang chỗ khác, lối đi mới chỉ có gia đình...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Cấp sổ đỏ lối đi riêng
Chào bạn,
Làm sổ đỏ cho diện tích lối đi chung.
Về ngõ hiện đang được gia đình bạn sử dụng để có cơ sở xác định ngõ nhằm mục đích sử dụng riêng của gia đình bạn và do gia đình quản lý, sử dụng hay ngõ thuộc sự quản lý của địa phương được sử dụng làm lối đi chung bạn nên tới bộ phận địa chính thuộc UBND xã, phường để tìm hiểu qua hồ sơ địa chính.
Trong trường hợp gia đình bạn muốn bổ sung diện tích ngõ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình thì bạn có thể thực hiện thông qua thủ tục đăng ký biến động đất đai. Theo đó, tại điểm c khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 có quy định việc đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Về trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do có sự thay đổi bạn có thể thực hiện theo thủ tục được quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Sống chung nhưng không kết hôn
Chào luật sư. Cho em hỏi, hiện tại em với bạn em chưa có kết hôn với nhau mà đã sống chung với nhau được một bé. Và 2 bên không tiến tới hôn nhân được. Và gia đình bên gái bắt em phải bồi thường danh dự cho con của họ, rồi tổn thất tinh thần và bắt em phải cấp dưỡng con của em đến đủ 18 tuổi.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Sống chung nhưng không kết hôn
Chào bạn,
1. Bạn phải cấp dưỡng cho con bạn đến hết 18 tuổi
Theo quy định của Luật hôn nhân & gia đình năm 2014 thì việc hai bạn không kết hôn nhưng có con chung thì vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con.
\"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.\"
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định như sau:
\"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.\"
Như vậy, bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con bạn đồng thời bạn cũng có những quyền như luật định.
2. Bạn bị truy tố pháp luật và bồi thường thiệt hại về danh dự hay không?
Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội giao cấu với trẻ em:
\"1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.\"
Căn cứ vào điều luật trên thì nếu bạn gái bạn chưa đủ 16 tuổi thì bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc giao cấu với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và hai bên đều tự nguyện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Mình muốn hỏi nếu cả 2 vợ chồng đều có quốc tịch Mỹ nhưng mình thì có cả quốc tịch Việt Nam và hiện tại cả gia đình mình đang sinh sống tại việt nam được 5 tháng và sẽ định cư làm việc lâu dài ở đây thì mình muốn làm đơn xin ly hôn qua Nhà nước việt nam được không?
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Chào bạn,
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 quy định như sau:
“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn tại tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam mà cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp luật sư Dương Thị Hường
để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Khởi kiện để đòi nợ cho vay
Tôi cho một người vay khoản tiền 1,3 tỷ đ có giấy viết tay từ năm 2014 và không có thời hạn trả nợ. Cho đến hiện tại, người đó cứ khất lần và không hề trả nợ cho tôi. Cách đây 2 tháng tôi...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Khởi kiện để đòi nợ cho vay
Chào bạn,
Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng cho vay tài sản không kỳ hạn như sau:
“Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”
Theo như bạn trình bày thì bạn đã hiểu lần đòi nợ và có ghi âm cuộc nói chuyện và bên kia vẫn chưa trả nợ cho bạn. Bạn có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để đòi nợ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Quyền bắt và giữ người khi không có lệnh và không có bằng chứng cụ thể
Tôi có người anh bị bắt nhưng không có lệnh. Không có bằng chứng cụ thể, không có bằng chứng là anh tôi chơi thuốc. Còn đưa đi trại cai nghiện, khi chưa có chữ kí và quyền quyết định của thân...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Quyền bắt và giữ người khi không có lệnh và không có bằng chứng cụ thể
Chào bạn,
1. Về việc bắt người không có lệnh và không có bằng chứng
Theo quy định tại điều 82 BLTTHS 2003:
\"Điều 82. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.\"
Theo thông tin bạn cung cấp, anh bạn bị bắt trong lúc đang chơi thuốc thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang. bắt người phạm tội quả tang thì không cần lệnh bắt.
2. Anh bạn bị đưa đi trại cai nghiện
Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ – CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Nếu anh bạn không thuộc một trong ba nhóm đối tượng trên thì việc đưa đi trại cai nghiện là trái quy định.
Bạn có thể khiếu nại quyết định này của cơ quan công an.
3. Không được thăm nuôi trong thời gian tạm giam
Theo Điểm d Khoản 4 Điều 1 Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP, như sau:
\"Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ \".
Căn cứ vào quy định trên, thì việc gặp người thân đối với người bị tạm, tạm giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Do đó, nếu việc gặp người thân có ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì cơ quan công an có quyền không cho người bị tạm giam tiếp xúc với người thân.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể trực tiếp liên hệ Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Nhà đồng sở hữu
Tôi đinh mua nhà xây mới trên đất trồng cây hàng năm khác. Và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi thời hạn sử dụng 10-2013. Tôi mua nhà như vậy có nguy cơ gì không. Mong được giải đáp.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Nhà đồng sở hữu
Chào bạn,
1. Xây nhà trên đất trồng cây hằng năm khác.
Luật đất đai 2013 có quy định:
“Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;\"
Như vậy, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.
– Về nguyên tắc sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất Đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.\"
– Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 57 Luật Đất Đai 2013:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
....
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;\"
Để xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thì chủ sử dụng đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Như vậy, bạn cần tìm hiểu xem đất đấy đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà xây nhà thì sau này nhà sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
2.Thời hạn sử dụng trên GCNQSD đất 10-2013
Điểm b Khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định:
\"Điều 6. Thể hiện thông tin thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận
...
7. Thời hạn sử dụng đất được ghi theo quy định như sau:
b) Trường hợp đất sử dụng có thời hạn thì ghi \"Thời hạn sử dụng đất đến ngày .../.../... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)\"
Như vậy, thửa đất này đã hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 126 Luật đất đai 2013 thì việc hết hạn giao đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tiếp thì được nhà nước giao đất mà không cần làm thủ tục nào khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Nơi có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn
Mình muốn hỏi là mình đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã, nhưng khi ly hôn thì Tòa án lại ở huyện. Vậy khi làm đơn ly hôn thì mình có cần phải gửi đơn ra xã hay gửi thẳng cho tòa án huyện? Xin tư vấn...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Nơi có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn
Chào bạn,
1. Đơn ly hôn của bạn phải gửi ra xã hay tòa án cấp huyện?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 quy định:
\"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.\"
Như vậy, đơn ly hôn của bạn phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết. Tôi nói ở đây là Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết mà không phải Tòa án nhân dân cấp huyện bởi vì những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thì sẽ do TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết.
2. Cách viết đơn khởi kiện về việc ly hôn.
\"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
....
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc, trụ, sở của người bị kiện thì ghi rõ dịa chỉ nơi cư trú làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) tên nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.\"
Bạn có thể tham khảo quy định trên để soạn đơn khởi kiện về việc ly hôn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!
-
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
tôi từng qua đêm với 1 cô gái lạ, tôi chỉ có số điện thoại của cô ấy, vừa rồi cô ấy gọi nói với tôi là đã có con với tôi, tôi hẹn gặp cô ta tại nhà riêng, cô ấy bỏ lại đứa con trước...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Chào bạn,
Đầu tiên bạn nên làm xét nghiệm để xem đó có phải con bạn hay không.
Trường hợp đó là con của bạn, bạn có thể đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện trẻ bị bỏ rơi hoặc thực hiện thủ tục nhận cha cho con, sau đó thực hiện đăng ký khai sinh. Tuy nhiên việc thực hiện khai sinh theo diện bị bỏ rơi thì cần có xác nhận về việc trẻ em bị bỏ rơi của địa phương theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Vì đây là con của bạn nên tôi khuyên bạn nên đăng ký theo hướng thứ hai là vừa làm thủ tục nhận cha con vừa đăng ký khai sinh.
Bạn có thể thực hiện đồng thời thủ tục nhận cha cho con và đăng ký khai sinh. thủ tục này được quy định tại Điều 12 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu)
b) Giấy chứng sinh, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định.
Hồ sơ nộp tại: UBND cấp xã nơi bạn cư trú.
Trong trường hợp đó không phải con bạn thì bạn vẫn có thể đăng ký khai sinh cho đứa trẻ theo quy định tại điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch. Theo đó, bạn phải trình báo lên UBND cấp xã về việc đứa trẻ bị bỏ rơi để UBND cấp xã lập biên bản. Sau khi lập biên bản, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Nếu sau 7 ngày mà không có thông tin gì về cha, mẹ đứa trẻ thì UBND cấp xã sẽ thông báo cho bạn tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Sau khi đăng ký khai sinh cho trẻ, bạn phải làm thủ tục nhận nuôi con nuôi để nhập bé vào hộ khẩu gia đình bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường để được giải đáp.
Trân trọng!