
Dương Thị Hường
Tổng cộng: 56
-
Tôi bị 1 website lừa đảo
Vừa rồi tôi cần tham khảo 1 tài liệu liên quan đến luật nên đã vào trang web: thư viện pháp luật (https://thuvienphapluat.vn/) . Khi tải thông tin văn bản hay đăng ký tài khoản trên hệ thống website này,...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Tôi bị 1 website lừa đảo
Chào bạn,
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói (theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015). Tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, trong trường hợp giao dịch giữa bạn và bên Thư viện pháp luật có đủ các điều kiện trên thì khi bạn đồng ý bằng lời nói nghĩa là bạn đồng ý giao kết hợp đồng và bạn sẽ phải làm theo các nội dung đã giao dịch (chứ không nhất thiết phải có văn bản cụ thể).
Tuy nhiên, theo như bạn kể, tư vấn viên trao đổi khá mập mờ về điều khoản miễn phí và các gói dịch vụ sử dụng tra cứu. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào Điều 126, Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 để giao dịch này thành giao dịch dân sự vô hiệu.
“Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.”
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Hơn nữa, rất có thể tư vấn viên đã liên lạc với bạn không phải người của Thư viện pháp luật mà chỉ là lừa đảo, bạn nên liên lạc lại cho bên Thư viện pháp luật để xác minh lại.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Luật sư. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp cho luật sư.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Sang tên sổ đỏ theo diện thừa kế
Gia đình tôi có bà ngoại, mẹ, anh trai và chị gái và tôi. Bà tôi có 4 người con, nhưng hiện tại chỉ còn lại mỗi mẹ tôi. Bà ngoại và ông ngoại tôi đã mất, bây giờ muốn sang tên sổ đỏ cho mẹ tôi...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Sang tên sổ đỏ theo diện thừa kế
Chào bạn,
1. Thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế.
Đầu tiên mẹ bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.
Hồ sơ thủ tục bao gồm:
· Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao)
· CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: bà ngoại bạn và mẹ của bạn (bản sao)
· Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
· Giấy chứng tử của bà ngoại bạn (bản sao)
· Di chúc (bản sao(nếu có)
· Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của bà ngoại bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
· Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
· Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.
· Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Sau đó mẹ bạn phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bạn nhé.
Hồ sơ thủ tục bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
- Giấy chứng tử của bà ngoại bạn;
- Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư, Giấy khai sinh của mẹ bạn:
- Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
- Lệ phí trước bạ là 0,5% theo quy định của Nghị định 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/20016. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ.
- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của người để lại di sản
- Văn bản khai nhận di sản.
2. Bạn có phải thuê luật sư hay không?
Bạn không cần phải thuê luật sư mà có thể tự làm được bạn nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư, nếu cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư Dương Thị Hường
Trân trọng!
-
Chính sách trợ cấp
Bác tôi năm nay 55 tuổi bị mù từ bé .tôi muốn hỏi ,theo chính sách xã hội năm 2017 thì bác tôi được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu một tháng .tôi có được hưởng chế độ chăm sóc hay chế độ...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Chính sách trợ cấp
Chào bạn,
1. Mức trợ cấp bác bạn được hưởng
Theo quy định Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Để xem xét bác bạn thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không thì trước tiên bác bạn phải được xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy chứng nhận khuyết tật.
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Người khuyết tật nặng.”
Mức hưởng trợ cấp bác bạn được hưởng:
“Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;”
Như vậy, theo quy định trên mức trợ cấp bác bạn được hưởng là 2 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội nếu bác bạn là người khuyết tật đặc biệt nặng, là 1,5 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội nếu bác bạn là người khuyết tật nặng. Mức chuẩn trợ cấp xã hội do UBND tỉnh quyết định.
2. Bạn có được hưởng chế độ gì không?
Luật người khuyết tật 2010 quy định:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Như vậy nếu như bác bạn là người khuyết tật đặc biệt nặng thì bạn sẽ được hưởng 1,5 lần mức trợ cấp xã hội theo điểm a khoản 4 Điều 17 nghị định 28/2012/NĐ-CP:
“Điều 17. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
4. Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau: a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng;”
Còn nếu bác bạn là người khuyết tật nặng thì bạn sẽ không được hưởng chế độ gì cả.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Dương Thị Hường
Trân trọng!
-
Sổ hộ khẩu
Xin chào luật sư, tôi có một vài câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp Tôi và bạn tôi quen nhau hơn 2 năm và hiện tại bạn tôi đã lỡ mang thai nhưng khi gia đình tôi liên hệ xin phép bên đàn gái tổ chức...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Sổ hộ khẩu
Chào bạn, kết hôn là việc nam nữ tự nguyện quyết định không phải do người khác can thiệp tác động. Nếu ép buộc người khác kết hôn trái với nguyện vọng của người đó thì là hành vi \"Cưỡng ép kết hôn\" (việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hôn trái với ý muốn của họ). Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự.
Điểm b, khoản 2, ĐIều 5 Luật Hôn nhân gia đình có cấm hành vi \"cản trở kết hôn\". Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình thì \"Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ\"
=> Nếu bị cản trở kết hôn, bạn nên nắm được quy định của pháp luật để nói chuyện với gia đình bạn gái hoặc nhờ chính quyền địa phương can thiệp.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú về việc xóa đăng ký thường trú thì:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
Theo quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA:
Điều 11. Xóa đăng ký thường trú
1. Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú
a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Trường hợp của bạn nếu bố mẹ bạn gái muốn xóa tên cô ấy khỏi sổ hộ khẩu thì phải có giấy tờ chứng minh cô ấy có nơi cư trú mới thì mới có thể xóa tên. Nếu cố tình làm sẽ vi phạm pháp luật và không được công nhận.
Chúc các bạn sớm giải quyết ổn thỏa mọi việc!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Làm sao để làm sổ hồng
Xin chào luật sư! Cháu muốn hỏi rằng : Nhà cháu muốn làm sổ hồng nhưng người bác đã tự ý lên quận làm giấy tờ nhà đất ( đã bao gồm diện tích nhà bác và nhà cháu làm 1, nhà chung số nhà,, người...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Làm sao để làm sổ hồng
Chào bạn, bạn cần tìm lại giấy tờ cam kết mua dùm nhà đất để khởi kiện tại Tòa án, đòi lại tài sản.
Luật sư Dương Thị Hường
-
Hình thức và quyền thừa kế di chúc
Em chào anh/chị, Em muốn hỏi anh chị về hình thức hợp pháp bản di chúc thừa kế và quyền lợi thừa kế của người bị bệnh tâm thần (đã được nhà nước xác nhận và được...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Hình thức và quyền thừa kế di chúc
Chào bạn,
1. Di chúc có hợp pháp không?
Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc:
\"Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.”
Do bạn chưa trao đổi kỹ chữ ký của anh chị em bố bạn cụ thể là như thế nào nên chưa có căn cứ để Ls trả lời.
2. Bảo vệ tài sản thừa kế cho người tâm thần
- Nếu di chúc hợp pháp thì người tâm thần đã được thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên nội dung di chúc phải tuân theo quy định tại điều 669 Bộ luật Dân sự \"Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.\"
- Nếu di chúc không hợp pháp: Người tâm thần được hưởng di sản theo quy định thừa kế theo pháp luật. Người tâm thần là 1 trong những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, hưởng ngang hàng với các anh chị em khác.
- Tài sản của người tâm thần được bảo vệ theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự: \"Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.\"
Trân trọng!
-
Kiện công an xã tội đánh người
Em sinh năm 1996. Có thuê 1 quầy làm tóc của nhà dì ruột. Hiện đang sống cùng nhà. Tối qua hơn 23 h đên có 6 7 anh công an xã đến đập cửa như phá nhà. Vì ngủ say họi gọi có nge 1 lần nhưng ngủ say k biết...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Kiện công an xã tội đánh người
Chào bạn, trường hợp của bạn luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:
\"Điều 26. Kiểm tra cư trú
1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.\"
Luật Công an xã năm 2016 quy định:
\" Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
5. Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã để gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.\"
Như vậy, hành vi của công an xã đã vi phạm quy định của Luật công an xã năm 2016.
Điều 51. Xử lý vi phạm
1. Công an xã vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\"
Như vậy, nếu hành vi đánh đập của công an xã gây tổn hại sức khỏe, tài sản, danh dự thì đã cấu thành tội \"Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ\" theo điều 281 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: \"
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”. Bạn có thể làm đơn tố cáo gửi công an huyện về hành vi của công an xã, bên cạnh đó bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có thắc mắc thì bạn có thể liên hệ trực tiếp để đươc giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường.
-
Quyền nuôi con
Tôi và anh chưa kết hôn nhưng có với nhau 1 bé gái, cháu bé được anh nhận con và khai sinh họ bố. Liệu sau này quyền nuôi con của tôi có bị ảnh hưởng không vì tuy tôi có công việc ổn định nhưng vì quá...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Quyền nuôi con
Chào bạn Đinh Thúy Dương, vấn đề cua bạn luật sư xin trả lời như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
\"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.\"
Theo quy định tại khoản 3 điều 13 thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch 2014 và nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định: \"3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.\"
Như vậy, dù hai bạn chưa kết hôn nhưng sau này, nếu bố của con bạn có mong muốn giành quyền nuôi con thì vẫn có thể theo quy dịnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Nhưng nếu bạn chứng minh được mình đủ điều kiện nuôi con như điều kiện vật chất (thu nhập, tài sản, điều kiện sinh hoạt…) và điều kiện tinh thần (tình cảm, thời gian…) thì Tòa sẽ xem xét để ai nuôi dưỡng con bạn. Tuy bạn đang còn bị mắc nợ nhưng ngược lại, bạn đã có công việc ổn đinh, hãy chứng minh rằng nợ không làm ảnh hưởng đến việc bạn chăm sóc, đáp ứng đầy đủ về tất cả mọi mặt cho con của bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Chúc bạn thành công!
-
Vấn đề vay tiền
Ngày 21/7/2017 tôi có vay ông anh tên Dũng ( quen biết ngoài xã hội, chỉ biết số điện thoại k biết địa chỉ nhà) 10.000.000đ và có đưa sổ hộ khẩu cho a Dũng giữ để làm tin, sau khi tôi nhận tiền xong...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Vấn đề vay tiền
Chào bạn,
Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, mức lãi suất 3000000 đồng/tháng tương đương 360%/năm theo như thỏa thuận của hai bạn đã vượt quá mức lãi suất theo quy định của pháp luật (cụ thể là gấp 18 lần). Thậm chí, anh Dũng còn có thể phạm tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015.
1. Nếu anh Dũng lấy sổ hộ khẩu của bạn làm việc phạm pháp thì bạn không phải chịu hậu quả pháp lý vì tuy anh Dũng cầm sổ hộ khẩu của bạn nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, không có liên quan pháp lý nào trong đó.
2. Nếu anh Dũng báo công an về việc bạn không trả nợ và chứng minh được rằng bạn đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của anh Dũng thì bạn có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu thực tế đúng như thông tin mà bạn cung cấp (bạn vô tình làm mất thông tin liên lạc với anh Dũng và sẽ trả tiền khi gặp lại) thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải trả thêm cho anh Dũng lãi suất chậm trả nếu hai bên có thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư. Trân trọng.
Luật sư Dương Thị Hường.
-
Hợp đồng góp vốn kinh doanh
Thưa luật sư, gia đình e có mua một máy xúc để làm được một năm rồi. Hiện tại có một anh bạn của chồng e muốn góp vốn với gia đình e để cùng làm các tài sản tại thời điểm hiện tại được...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Hợp đồng góp vốn kimh doanh
Chào bạn Phan Thị Hằng, vấn đề của bạn luật sư tư vấn như sau:
Hợp đồng hợp tác được quy định tại Bộ luật dân sự 2015:
\"Mục 8. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác
1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
2. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Điều 511. Gia nhập hợp đồng hợp tác
Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\"
Bạn có thể tham khảo những quy định trên để soạn hợp đồng phù hợp. Nếu còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường