
Dương Thị Hường
Tổng cộng: 56
-
Giành lại quyền nuôi con
Em và vợ đã ly hôn. Toà án quân bình tân đã giải quyết cho vợ em nuôi con. Giờ em muốn giành lại quyền nuôi con em phải làm sao. Vợ e thì Đi tối ngày để con bé lại cho bà ngoại nuôi. Em ra thăm...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Giành lại quyền nuôi con
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trường hợp 1: Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì có hai cách: thỏa thuận với vợ cũ hoặc tìm chứng cứ chứng minh việc vợ cũ của bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp 2: Nếu con bạn từ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ các yếu tố cơ bản sau để xem ai có điều kiện tốt hơn thì giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:
+ Điều kiện kinh tế: mức thu nhập hàng tháng, tài sản hiện có, nhà ở hợp pháp...
+ Điều kiện về tinh thần: đạo đức, phẩm chất, trình độ học vấn của cha và mẹ, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí…
Trường hợp 3: Nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên, ngoài những yếu tố như trường hợp 2, Tòa án còn dựa theo nguyện vọng của con bạn (con bạn mong muốn được ở với ai).
Như vậy, nếu bạn yêu thương con và chứng minh được rằng mình có thể đem lại cho con cuộc sống tốt đẹp hơn ở trước tòa thì bạn hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi con.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, nếu bạn không bị Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con thì bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con con và việc cản trở của bà và mẹ con bạn là trái quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư.Trân Trọng.
Luật sư Dương Thị Hường.
-
Lỗi hành hung người khác
Trong lúc nhậu say, con có xích mích vói 1 người, có dùng 1 thanh sắt kẹp cổ ông ta nhưng không gây thương tích gì. Đến 2 ngày sau, ông ta về và đi khám bệnh thì bị xuất huyết não. Nhưng khi lấy lời khai công an thì ông ta vẫn thừa nhận lúc xảy ra hành vi là không sao và không gây thương tích. Xin hỏi luật sư, như trường hơp của con sẽ xử lý thế nào ạ.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Lỗi hành hung người khác
Nếu chứng minh được mối quan hệ giữa hành vi của bạn với việc xuất huyết não, việc bạn kẹp cổ gây ra xuất huyết não thì đó là \"hậu quả\" do bạn tác động đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Theo tình huống bạn nói, người bị tác động đó không bị làm sao, 2 ngày sau đi khám và bị xuất huyết não thì cũng chưa rõ căn cứ để khẳng định bạn có phải là người trực tiếp gây ra việc đó không. Nếu không đủ căn cứ chứng minh lỗi đó do bạn gây nên thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tất nhiên, mọi việc còn phụ thuộc vào quá trình điều tra của công an nữa.
Luật sư Dương Thị Hường
-
Thừa kế và nhà đất
E chào luật sư. E có câu hỏi cần nhờ anh chị. Gia đình em có 1ngôi nhà. Đưng tên người chồng. Nhưng người chồng đã mất và không có con, cũng không có di chúc. Em được biết ngôi nhà đó được chia...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thừa kế và nhà đất
Cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng, sau đó làm thủ tục sang tên sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bạn nhé.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Chuyển nhượng tài sản đã cầm cố
EM chào anh Chị luận sư. Hiện Tại em có một ngôi nhà em mang đi cầm cố. Sau đó vài tháng em có bán ngôi nhà cho người khác. Khi đi cầm em có viết giấy chuyển nhượng do bên cầm nhà yêu cầu. Như vậy...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Chuyển nhượng tài sản đã cầm cố
Chào bạn, theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì:
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
(...)
Như vậy, thực chất việc vay tiền và viết giấy bán nhà chỉ là 1 cách thức để bên cho vay đảm bảo bạn sẽ trả khoản tiền đó cho người cho vay. Nghĩa là giao dịch chuyển nhượng nhà đất là giao dịch giả tạo nhằm che dấu giao dịch vay tiền. Việc đã ký kết với nhau như vậy sẽ có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu nếu có đơn khởi kiện và được thụ lý giải quyết. Theo quy định của pháp luật, giao dịch chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng tại văn phòng công chứng. Nếu không tuân thủ về mặt hình thức này, hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức.
Khi bạn bán nhà cho bên khác và trả tiền cho bên đã vay với mức 5.000/1tr/ngày thì họ sẽ hủy HĐ chuyển nhượng đi cho bạn. Như vậy, nguy cơ lo lắng của bạn sẽ kết thúc.
Chúc bạn sớm giải quyết xong sự việc :)
Luật sư Dương Thị Hường -
Thủ tục xin giấy phép bán buôn
Thủ tục xin giấy phép buôn bán ô tô
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục xin giấy phép bán buôn
Chào bạn, để thực hiện được nội dung công việc bạn hỏi, bạn cần thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh về bán buôn ô tô, phụ tùng ô tô. Ngành nghề này được mã hóa theo mã ngành kinh tế quốc dân.
Bạn có thể lựa chọn mô hình công ty:
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên đến dưới 50 thành viên): Cần CMND hoặc hộ chiếu của người tham gia mở công ty.
- Công ty Cổ phần: Ít nhất 3 cổ đông trở lên: Cần CMND hoặc hộ chiếu của người tham gia mở công ty.
Khi mở công ty cần quan tâm tới tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ.
Để quyết định mở công ty, bạn nên biết sau khi thành lập công ty bạn cần làm gì tiếp theo.
Tôi sẽ hỗ trợ bạn tiếp, nếu bạn quan tâm sâu hơn.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Quyền định đoạt phần di sản thừa kế
Chào luật sư. Cha mẹ tôi được cấp sổ hồng trên một miếng đất 90m2 và hiện vẫn đang quản lý sử dụng. Do có sai sót trong quá trình kê khai năm 1999 nên sổ hồng được cấp với nội dung là \"Tài...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Quyền định đoạt phần di sản thừa kế
Chào bạn,
Nguyên tắc trong giải quyết vụ án dân sự là bảo đảm tính toàn vẹn của tài sản để có thể sử dụng được. Miếng đất 90m2 có thể chia làm 3, nhưng nếu ngôi nhà chia làm 3 sẽ không còn nguyên vẹn để sử dụng được. Do vậy, ai sử dụng ngôi nhà và đất sẽ phải thanh toán cho người còn lại số tiền tương ứng. Việc ai sử dụng lại là các bên thỏa thuận. Trường hợp không thống nhất được có thể phải chọn giải pháp bán đi và chia đều tiền cho 3 người.
Trong câu hỏi bạn có nói do \"nhầm lẫn\" vậy nếu nhầm lẫn thì có thể yêu cầu đính chính thông tin. Bạn cần đưa ra bằng chứng để chứng minh về sự nhầm lẫn này.
Hy vọng câu trả lời làm bạn hài lòng!
Luật sư Dương Thị Hường