Trộm cà phê
Trộm cà phê chưa gây thiệt hại gì, bị người dân bắt đc họ cầm dao gậy chém vào đầu người trộm và người đánh có bị truy cứu j k ạ
6 Luật sư trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Đối với vấn đề của bạn, vì thông tin của bạn chưa đầy đủ nên bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Dương Hoài Vân qua số điện thoại: 0984 499 996 hoặc tại Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh địa chỉ: 36 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Luật sư sẽ tư vấn một cách cụ thể, chi tiết và giải đáp các thắc mắc của bạn một cách rõ ràng hơn.
Trân trọng./.
Luật sư Dương Hoài Vân.
Hành vi đánh trộm có được không thì phải xem xét hành vi đánh trộm đó có thuộc các trường hợp pháp luật cho phép hay không.
Cụ thể căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về phòng về chính đáng:
Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
Nhưng được đánh trộm không thì chúng ta phải xem xét hành vi đó xâm hại đến lợi ích của mình chưa và hành vi chống trả đó phải thoả mãn là hành động phòng vệ chính đáng chứ không phải là một hành vi trả thù hay giận dữ quá mức.
Ngược lại hành vi đánh trộm sẽ không được phép nếu đó không phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Trong trường hợp này tuỳ thuộc vào hậu quả và mức độ nghiêm trọng mà người vượt quá phòng vệ chính đáng có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Pháp
luật quy định mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Cơ quan duy
nhất có quyền kết tội, quy định hình phạt cho tội phạm là Toà án hình sự các cấp.
Tuy hành vi trộm cắp của người kia là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm
vào tài sản của cá nhân khác, đáng bị lên án và xử lý, tuy nhiên người dân và
chủ vườn cà phê không có thẩm quyền kết tội, gây thương tích hoặc xâm phạm tính
mạng của người mà trộm cắp tài sản.
Người
trộm cắp cà phê dù chưa chiếm đoạt được tài sản, chưa gây thiệt hại gì tuy
nhiên vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội trộm cắp tài sản”
căn cứ Điều 15, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015. Những người tham gia đánh, chém
người trộm cắp thì tuỳ tính chất mức độ, hậu quả gây ra có thể bị bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác” hoặc các tội khác có cấu thành nhẹ hơn quy định tại Điều 134,
Điều 135, Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu gây ra hậu quả chết người hặc hành
vi gây nguy hiểm đến tính mạng người trộm cắp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về “Tội giết người” hoặc các tội khác có cấu thành nhẹ hơn quy định tại
Điều 123, Điều 125, Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên
đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu
cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng
liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường
13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693
để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân
trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Việc người dân tự ý dùng bạo lực để xử lý người trộm cắp là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dù việc trộm cắp là hành vi sai trái, nhưng pháp luật đã quy định rõ ràng các hình thức xử lý, bao gồm:
- Thông báo cho cơ quan công an: Đây là cách thức giải quyết đúng đắn và an toàn nhất. Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, bắt giữ đối tượng và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tự bắt giữ và giao cho công an: Người dân có quyền tự bắt giữ người phạm tội để giao cho cơ quan công an. Tuy nhiên, việc bắt giữ phải đảm bảo không gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị bắt.
Hành vi dùng dao, gậy chém vào đầu người trộm cắp có thể cấu thành các tội danh sau:
- Tội cố ý gây thương tích: Nếu hành vi gây ra thương tích nhẹ hoặc trung bình.
- Tội giết người: Nếu hành vi gây ra hậu quả chết người.
Các yếu tố để xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người đánh:
- Mức độ thương tích gây ra: Thương tích càng nặng thì mức độ trách nhiệm hình sự càng cao.
- Mục đích của hành vi: Nếu mục đích chỉ là để khống chế, bắt giữ thì có thể xem xét giảm nhẹ trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu mục đích là để trả thù, gây thương tích thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
- Các tình tiết khác: Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm khác (ví dụ: người bị hại có tiền sử bệnh, người gây án có hành vi ăn năn hối cải...).
Những hậu quả pháp lý có thể xảy ra với người đánh:
- Bị khởi tố, truy tố: Người gây ra thương tích hoặc giết người sẽ bị cơ quan công an khởi tố và truy tố trước tòa án.
- Bị phạt tù: Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi, người gây án có thể bị phạt tù từ vài tháng đến nhiều năm.
- Phải bồi thường thiệt hại: Người gây án phải bồi thường cho người bị hại các chi phí điều trị, tổn thất tinh thần...
Luật sư DƯƠNG THỊ HỒNG THOA.
Chào bạn,
Thông tin bạn cung cấp chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ. Dựa trên thông tin hiện có, Luật sư 24H HCMC trả lời như sau:
Người thực hiện hành vi dùng gậy, dao để đánh và chém vào người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hay không thì phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.
Cụ thể, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b)Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Hy vọng nội dung tư vấn nêu trên sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của bạn.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Luật sư 24H HCMC
29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
ĐT/Zalo: 0973761188
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư