Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 được ban hành ngày 19/6/2009 (“Luật Sở hữu trí tuệ”).
Đối tượng áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ
Theo Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng áp dụng bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Cơ cấu Luật Sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm 6 phần, 18 chương, quy định về các vấn đề chính như sau:
1. Phần thứ nhất: Những quy định chung
2. Phần thứ hai: Quyền tác giả và quyền liên quan
- Chương I: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
- Mục 1: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
- Mục 2: Điều kiện bảo hộ quyền liên quan
- Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Mục 1: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- Mục 2: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền liên quan
- Chương III: Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương IV: Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
- Mục 1: Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
- Mục 2: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương V: Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan
3. Phần thứ ba: Quyền sở hữu công nghiệp
- Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Mục 1: Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
- Mục 2: Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- Mục 3: Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí
- Mục 4: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
- Mục 5: Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
- Mục 6: Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
- Mục 7: Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
- Chương VIII: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
- Mục 1: Đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
- Mục 2: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Mục 3: Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ
- Mục 4: Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
- Chương IX: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
- Mục 1: Chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp
- Mục 2: Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
- Chương X: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Mục 1: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Mục 2: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Mục 3: Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
- Mục 4: Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Chương XI: Đại diện sở hữu công nghiệp
4. Phần thứ tư: Quyền đối với giống cây trồng
- Chương XII: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Chương XIII: Xác lập quyền đối với giống cây trồng
- Mục 1: Xác lập quyền đối với giống cây trồng
- Mục 2: Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ
- Chương XIV: Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng
- Mục 1: Nội dung quyền đối với giống cây trồng
- Mục 2: Giới hạn quyền đối với giống cây trồng
- Chương XV: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng
5. Phần thứ năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Chương XVII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
- Chương XVIII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
- Mục 1: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự
- Mục 2: Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
6. Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định chi tiết về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về sở hữu trí tuệ[1].
Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc
bảo hộ các quyền đó.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ
chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ[2]
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân
giống và vật liệu thu hoạch.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là
quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa.
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và
phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền
sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ.
7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn,
chú giải, tuyển chọn.
9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác
phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng
bản sao hợp lý.
10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao
của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức
nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.
11. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh
hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu
tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được
tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản
phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các
quy luật tự nhiên.
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của
sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những
yếu tố này.
14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng
thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử
tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc
bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp
đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây
gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên
kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với
hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu
nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu,
cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính
xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một
chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại
hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu
dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó
với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý
nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt
động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong
kinh doanh.
24. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng
một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các
chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do
kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất
kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có
khả năng di truyền được.
25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
26. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây
có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
27. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây
thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.
1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở
hữu trí tuệ không được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật
dân sự.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu
trí tuệ của Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật
này.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu
trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội
dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác
giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở
quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục
đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với
nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ
thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác
lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được
xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện
việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên
cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở
quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ[4]
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền
của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an
ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này,
Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền
của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân
khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc
giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy
định của Chính phủ.
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí
tuệ[5]
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá
nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với
lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức
xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài
sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác
quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng
lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp
luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn
trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí
tuệ
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về
sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.
4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn
bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu
trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí
tuệ.
6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về
sở hữu trí tuệ.
9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính
phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[6], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý
nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công
nghiệp.
Bạn cần trợ giúp về sở hữu trí tuệ? Hơn 50 Luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí ban đầu.
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư