Chưa ly hôn Vợ ôm con bỏ nhà đi xa. cản trở việc chăm sóc con của chồng thì người chồng phải làm sao
Trước hết e xin chân thành cảm ơn câu trả lời trước đó của luật sư. Em xin hỏi một câu nữa là . Chưa ly hôn vợ ôm con bỏ nhà đi xa ,gây cản trợ việc chăm sóc con của chồng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người chồng. Trong trường hợp này người chồng phải làm như thế nào để được gần con. Em xin cảm ơn.
2 Luật sư trả lời
Chào bạn, Vấn đề tôi tư vấn cho bạn như sau: Bạn gửi đơn xin ly hôn và trong đơn đề cập đến việc yêu cầu được quyền nuôi con.
Bạn cần chứng minh bạn có khả năng nuôi con, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Cảm
ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối
với câu hỏi của bạn, VPLS
Triển Luật giải đáp như sau:
Theo
quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ
và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái như sau:
“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc,
nuôi dưỡng
1. Cha,
mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có
nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Như vậy,
trường hợp của bạn thì cả hai vợ chồng vẫn đang ở trong thời kỳ hôn nhân nên
hành động ôm con bỏ đi của vợ bạn là đang cản trở quyền của bạn và vi phạm
nghĩa vụ vợ chồng.
Dưới
đây là một số bước để bạn có thể đảm bảo quyền lợi và gần gũi với con mình:
Bạn nên liên lạc và thương thảo trực
tiếp với vợ, người thân gia đình vợ để
tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình, chẳng hạn như thỏa thuận về việc
chăm sóc con, thăm nom con, hoặc yêu cầu vợ quay lại nơi cư trú cũ để con có thể
được gần gũi với cả hai bên cha mẹ.
Trong trường hợp
vợ không hợp tác, bạn có thể yêu cầu hòa giải tại cơ quan nhà nước như Ủy ban
nhân dân xã/phường hoặc trung tâm hòa giải. Các cơ quan này có thể giúp bạn giải
quyết tranh chấp một cách thân thiện mà không cần phải ra tòa.
Nếu
các phương pháp trên không hiệu quả, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con.
Trên đây là nội
dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn
vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp
với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh,
TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải
đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư